Những tựa game đã thay đổi thế giới game mãi mãi (Phần 1)

Trong bề dày lịch sử của trò chơi điện tử, có những game thoạt nhìn qua rất đơn giản, nhưng chúng lại là "những kẻ làm nên cách mạng", đã thay đổi hay thậm chí đưa ra một cơ chế gameplay mới, góp phần định hình cho thế giới game ngày nay

Ở thế giới game ngày nay, mọi người thường cho rằng những thể loại yêu thích của họ như phiêu lưu - hành động, bắn súng góc nhìn thứ nhất và 2D màn hình ngang là những "cuộc cách mạng" trong làng game. Nhưng trong quá khứ, có những tựa game thật sự đã thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp game, mãi mãi. 

Những tựa game đã thay đổi thế giới game mãi mãi (Phần 1)

Snipes (1983)

Ngày đó, những tựa game trực tuyến thật sự rất hiếm hoi, và tựa game Snipes đến từ hãng SuperSet Software đã đánh dấu lần đầu tiên lối chơi kết nối mạng được sử dụng. Snipes xoay quanh một lối chơi dẫn truyện bằng chữ, dẫn dắt người chơi đi qua một mạng lưới các mê lộ và các đối thủ nối mạng khác để đánh bại. Theo Drew Major, người tạo ra Snipes, tựa game này ban đầu được xây dựng để thử nghiệm tính ổn định và các tính năng hệ thống của vật phẩm công nghệ mới nhất trên thị trường: Cỗ máy IBM. Người chơi có thể kết nối trong Snipes để phá hủy căn cứ đối thủ, nhưng chỉ khi cả hai người đều sử dụng máy tính IBM.

Những tựa game đã thay đổi thế giới game mãi mãi (Phần 1)
Trò chơi mang tính "nối mạng" đầu tiên trên thế giới

Major thậm chí đã nhận xét về tầm quan trọng của Snipes vào những năm 1980. "Nó là chương trình mạng đầu tiên được viết cho PC, và nó được viết như một bản thử nghiệm để chứng minh thực tế rằng có một hệ thống mạng đang chạy và rất nhanh (18 khung hình một giây trong thực tế)." Ông đã viết. "Trong một thời gian dài, có lẽ là khoảng 1 năm, nó đã là ứng dụng nhận biết hệ thống mạng duy nhất thích hợp cho PC."

Những tựa game đã thay đổi thế giới game mãi mãi (Phần 1)

Hơn 3 thập kỷ sau đó, có vẻ như Snipes chính là thủy tổ của những thể loại chơi mạng khổng lồ ngày nay, trải dài từ Counter-Strike: Global Offensive đến League of Legends, rồi đến Tera, Rift, ... Tuy đồ họa và lối chơi ngày đó cách rất xa các tựa game "siêu thực" ngày nay, các tựa game trực tuyến hiện tại có lẽ đều "mang ơn" Snipes.

 

Chiller (1986)

Bạn có phải là người yêu thích việc đi xuống các hầm ngục, chặt chém những con zombie, bắn hạ những kẻ xấu trong các tựa game sinh tồn, hay tiêu diệt hàng đống quái vật để đánh trùm cuối? Có một thực tế thú vị về loài người, đó là chúng ta thường xuyên (và rất mạnh mẽ) khao khát bạo lực trong giới truyền thông. Với vẻ bề ngoài, nó là sự tàn bạo và "ngầu" - đặc biệt đúng với game thủ. Nhưng chính xác thì trò chơi nào đã tạo nên sự máu me đó đầu tiên? Có vẻ như đó là Chiller.

Những tựa game đã thay đổi thế giới game mãi mãi (Phần 1)
Trò chơi bạo lực đầu tiên

Ra mắt vào năm 1986, Chiller là tựa game đầu tiên mang yếu tố bạo lực đầy máu me vào thế giới giải trí. Bị ném vào một nơi giống như một nhà tù thời Trung cổ dưới lòng đất, với xung quanh đầy rẫy những xác sống, linh hồn lang bạt, và cả những nạn nhân loài người, người chơi được yêu cầu giết mọi thứ trong tầm mắt. Và mọi thứ càng lúc càng bạo lực hơn, khi người chơi vượt qua những màn chơi như Torture Chamber và Graveyard. Người chơi sẽ phải thực hiện những đòn tấn công cực kì tàn nhẫn: Xé nát cơ thể kẻ địch, thổi bay toàn bộ xương, và ném vài ... bộ não vào tường.

Những tựa game đã thay đổi thế giới game mãi mãi (Phần 1)

Có thể đồ họa và độ phân giải của Chiller cực kì tệ hại vào thời điểm đó, nhưng ý tưởng hầm ngục của game khiến Ramsay Bolton chẳng khác gì một vị thánh tàn bạo. Nó thậm chí còn bị cấm phát hành tại Anh Quốc và bị phần lớn người chơi game ở Mỹ xa lánh thời điểm đó. Nhưng nếu không có Chiller, game thủ ngày nay có lẽ đã không có những game "xả giận" đầy bạo lực nhưng thú vị như GTA, Hotline Miami hay Manhunt.

 

The Legend of Zelda (1986)

Các ngân hàng và người chơi game có một điểm chung: Lưu trữ, lưu trữ và lưu trữ. Sau tất cả, sẽ hơi tệ một chút trong thế giới game khi rớt mạng, mèo bò lên bàn phím hay khi thứ gì đó xảy ra và màn hình của bạn chuyển sang màu đen. May mắn là bạn đã lưu lại tiến trình của mình, và cho dù có phải là người hâm mộ của Nintendo hay không, bạn đều nên cảm ơn The Legend of Zelda.

Những tựa game đã thay đổi thế giới game mãi mãi (Phần 1)
Tựa game đầu tiên có tính năng lưu game

Vào những thập niên 80, các tựa game thường thử thách giới hạn vật lý và tâm lý của người chơi, khi chúng đa số đi theo phong cách "có tất cả hoặc không có gì". Bạn hoàn thành nó trong một lượt chơi, hoặc bỏ đi và phải chơi lại toàn bộ từ ban đầu trong lần sau. Tựa game The Legend of Zelda của Nintendo ra mắt năm 1986 đã thay đổi điều đó. Bên trong chiếc hộp game là một cục pin dự phòng để khởi động một con chip RAM, một mảnh nhỏ của công nghệ đã khởi đầu một cuộc cách mạng trong lĩnh vực trò chơi điện tử: Người dùng đã có thể lưu tiến trình của họ vào con chip RAM này.

Những tựa game đã thay đổi thế giới game mãi mãi (Phần 1)
"Vị cứu tinh" ngày nay của game thủ

Với yếu tố lưu game kể trên, người chơi giờ đây có thể nghỉ ngơi bất kì khi nào họ muốn, và dễ dàng tiếp tục sau đó. Điều này không chỉ là một cải tiến, nó đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của lĩnh vực thiết kế trò chơi điện tử. Khi biết người chơi có thể kéo dài thời gian chơi của họ theo ý muốn, đội ngũ thiết kế của Shigeru Miyamoto và Takashi Tezuka nhận ra họ có thể mở rộng vũ trụ Zelda để thêm vào nhiều yếu tố thám hiểm phức tạp hơn.

Những tựa game đã thay đổi thế giới game mãi mãi (Phần 1)

Hãy tưởng tượng đến một thực tế khi bạn không thể lưu game, hoặc lạc hàng giờ trong các nhiệm vụ phụ ngẫu nhiên gần như bất khả thi, tính năng lưu game mà The Legend of Zelda mang lại thật sự là một "vị cứu tinh" của làng game. 

(Còn tiếp...)

LagVN

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang