Tiếp tục đến với những trò chơi đã mang đến cho thế giới game các khái niệm phổ biến ngày nay
Rise of the Robots (1994)
Thông thường, khi chúng ta nghĩ đến khái niệm Motion Capture (Chụp chuyển động), chúng ta dễ dàng nghĩ đến nam diễn viên Benedict Cumberbatch với một bộ đồ theo dõi toàn thân và một khuôn mặt được che bởi những dấu chấm, trườn bò trên mặt đất và ... gầm gừ vào một chiếc camera nhỏ tí gắn trên đầu anh (Bạn có thể kiểm chứng điều đó tại ĐÂY). Nhưng đây là một công nghệ cực kì phổ biến trong thế giới game ngày nay, mặc dù ít người biết nó xuất phát từ một trò chơi mang tên Rise of the Robots.
Hãng phát hành Time Warner Interactive và hãng phát triển Mirage, hai đơn vị đứng sau tựa game đối kháng ra mắt năm 1994 này, đã sử dụng công nghệ chụp chuyển động để mang đến một yếu tố cảm nhận thật sự cho các nhân vật của Rise of the Robots. Hai nhà thiết kế Sean Naden và Sean Griffiths, cùng với nhà thiết kế nội thật Kwan Lee, đã muốn tạo ra những con robot có đầy đủ tầm nhìn chuyển động, một cái nhìn thật sự tốt với các Cyborg. Kết hợp điều đó với các bộ máy tính và những diễn viên tổng hợp, họ đã tạo ra các nhân vật và môi trường trong game, từ đó một tựa game đầu tiên áp dụng công nghệ này đã ra đời, mà theo Nader cho biết khi đó, "như đang làm một bộ phim vậy".
Trong những năm tiếp theo kể từ khi Rise of the Robots ra đời, một loạt các tựa game chân thực đáng kinh ngạc đã xuất hiện trên thị trường. Mặc dù những đánh giá ban đầu của trò chơi mang tính "cách mạng" Rise of the Robots có phần tiêu cực, nhận định rằng lối chơi của game có nhiều lỗ hổng vì các nhà phát triển đã quá tập trung vào phần đồ họa, tựa game do hãng Mirage thực hiện đã cho ra đời một công nghệ mới cực kì điên rồ, mở đường cho các tựa game như Until Dawn ra mắt năm 2015.
Space Spartans (1982)
Sử dụng diễn viên lồng tiếng có thể làm cho một tựa game trở nên thú vị hơn, thật sự làm người chơi nhập tâm vào thế giới, nhân vật và phần tường thuật tổng thể của game. Và tựa game đấu tiên áp dụng tính năng lồng tiếng người thật chính là Space Spartans ra mắt năm 1982, thiết lập một tiền lệ trong lịch sử cho rất nhiều tựa game sau đó.
Hãy cùng nhìn lại một chút thông tin những năm 1979, khi Mattel ra mắt hệ máy chơi game giả lập thế hệ thứ hai Intellivision. Cũng như phần lớn những hệ máy giả lập, khi khởi chạy, người dùng Intellivision có thể mua một số tựa game khác nhau và một vài thiết bị bổ trợ đặc biệt. Một trong những thiết bị có liên quan nhất, chính là thiết bị tổng hợp giọng nói, Inellivoice, được hỗ trợ cho chính trò chơi Space Spartans. Tựa game mô phỏng chiến đấu không gian năm 1982 là một trong 4 tựa game đầu tiên trên máy Intellivision sử dụng tiêu chuẩn Intellivoice, giúp trò chơi có thể giới thiệu tính năng lồng tiếng người thật vào một tựa game giả lập.
Để liệt kê toàn bộ những game đã đi theo "Bước chân Mặt trăng" của Space Spartans có thể là một điều bất khả thi. Gần như mọi tựa game bạn từng chơi đều có người lồng tiếng hoặc đại loại như vậy, dù là hiển thị trên nền trò chơi hoặc trở thành nhân vật chính hướng dẫn bạn vượt qua nhiệm vụ chính. Thế giới game ngày nay nợ Space Spartans một lời cảm ơn thật sự.
Pac-Man (1980)
Tựa game Pac-Man thì có lẽ không còn gì để bàn cãi, vì nó quá phổ biến rồi, nhưng nó còn mang đến một trong những tính năng cực kì phổ biến khác mà có lẽ sau khi đọc bài, bạn chỉ thấy rằng di sản của Pac-Man để lại còn nhiều hơn nữa. Bỏ sự thành công về mặt thương mại và bài hát chủ đề khiến nhiều người phát cuồng, Pac-Man còn là tựa game đầu tiên bao gồm các đoạn phim hoạt họa cắt cảnh.
Trong Pac-Man, các đoạn cắt cảnh hoạt hình được sử dụng để kết nối lối chơi trong những lúc tạm ngưng, giúp người chơi tập trung trở lại sau khi ngồi hàng giờ trước các cỗ máy thùng, và thiết lập lại tốc độ trò chơi. Như nhiều nỗ lực của Pac-Man, tính năng mang tính "cách mạng" này cũng được thiết kế để mang đến một ít tiếng cười. Và những tiếng cười châm biếm này về sau đã được áp dụng gần như ngay lập tức cho Donkey Kong và Space Invaders Part II.
Ngày nay, các đoạn cắt cảnh như "bánh mì và bơ" của lối chơi trong một tựa game. Chúng có thể đưa các nhân vật từ một khu vực này sang một khu vực khác, giải thích rõ ràng các góc độ tường thuật, và thậm chí cho phép người chơi thư giãn sau những khung cảnh hành động. Mặc dù một số tựa game đã làm khá tệ phần chức năng phim cắt cảnh này (đúng vậy, hẳn là bạn cũng đang nghĩ đến Half-Life), không thể phủ nhận Pac-Man đã mở ra một tính năng trong game mà hàng triệu người chơi hoàn toàn yêu thích.
(Còn tiếp...)
Lag.vn