"Tâm thư" từ Pewdiepie sau scandal Disney và Youtube - Sự công kích có chủ ý từ truyền thông

Felix Kjellberg (Pewdiepie) đã lên tiếng trả lời sau khi bị Disney cắt hợp đồng và Youtube ngưng series kinh dị của mình. Đây có phải là một cuộc công kích khác từ truyền thông không?

 Tâm thư từ Pewdiepie sau scandal Disney và Youtube - Sự công kích có chủ ý từ truyền thông
Pewdiepie lên tiếng trước các sự kiện xảy ra gần đây

*Bài viết dưới đây nhằm mục đích tóm tắt lại nội dung mà Felix muốn truyền tải đến người xem video của mình. Giọng văn và cách diễn đạt trong bài viết có thể có tính chủ quan theo ý kiến người viết.

Cùng sự kiện khá lớn vừa xảy ra vài ngày trước - khi Disney cắt hợp đồng và Youtube ngưng series kinh dị Scare Pewdiepie, Pewdiepie cuối cùng cũng đã đăng một đoạn video (có thể gọi là tâm thư) đặc biệt với chủ ý giải thích và đưa tiếng nói của mình trước các cáo buộc gần đây về tên tuổi của mình.


Đoạn clip giải thích của Pewdiepie, CC tiếng Việt sẽ sớm có thôi (nếu bạn cần)

Trong video, Pewdiepie cho biết rõ rằng video này dành cho mọi người đang quan tâm đến vấn đề này chứ không chỉ dành cho fan của anh.

Đầu tiên, anh đã gần như sống và làm việc trên Youtube trong hơn 6 năm qua để đạt được thành công như ngày hôm nay. Tuy nhiên, từ khi khởi đầu đến thời điểm này, anh luôn bị các trang báo lớn có uy tín tại nước ngoài (gọi chung là Truyền Thông nhé) để mắt và dùng tên tuổi của anh để một phần khiến tiêu đề bài viết của mình được người xem chú ý hơn (gọi ngắn là tiêu đề giật tít câu view như trên Facebook...).

 Tâm thư từ Pewdiepie sau scandal Disney và Youtube - Sự công kích có chủ ý từ truyền thông 2
Từ khi mới bắt đầu có danh tiếng, Pewdiepie từ đầu đã không được giới truyền thông "tiếp đãi" tốt cho lắm

Phải chi những bài báo giật tít đều có nội dung tích cực, hoặc ít nhất là đúng sự thật. Tuy nhiên, phần lớn các bài viết đều mang tính tiêu cực và hướng về những mặt xấu có liên quan đến Pewdiepie (tương lai Youtube, doanh thu hàng năm, review game tiêu cực...). Ngay cả khi anh cùng hợp tác với các youtuber khác và tự dựng lên các chương trình gây quỹ từ thiện với con số quyên góp lên đến hàng triệu USD, không hề có một trang báo nào đưa tin về những hoạt động này của anh.

"Giới truyền thông cổ điển không thích các cá nhân trên mạng trực tuyến bởi vị họ sợ chúng tôi. Chúng tôi có sức ảnh hưởng quá rộng và tiếng nói quá lớn, họ không thể hiểu và do đó vẫn giữ cách tiếp cận bạo lực này" - Pewdiepie.

 Tâm thư từ Pewdiepie sau scandal Disney và Youtube - Sự công kích có chủ ý từ truyền thông 3
Đợt từ thiện vào tháng 12/2016 của nhóm bạn thân youtuber của Pewdiepie, với kết quả gây quỹ hơn 1.2 triệu USD cho tổ chức RED

Càng "trong nghề" nhiều năm sau đó (và va chạm với giới truyền thông nhiều hơn), Pewdiepie bắt đầu "đánh trả" lại giới truyền thông về việc thao túng này. Theo lời anh nói: "Giới truyền thông hiện tại đang rất ngu ngốc, và giật tít câu view đang là một vấn đề rất lớn - khi tất cả họ cần là một tiêu đề thật nổi bật chứ không quan tâm đến nội dung ra sao".

 Tâm thư từ Pewdiepie sau scandal Disney và Youtube - Sự công kích có chủ ý từ truyền thông 4
Sau đợt phỏng vấn chia sẻ con đường phát triển của mình, đây là bài báo mà Pewdiepie nhận được từ Wall Street Journal's

Nếu bạn theo dõi Pewdiepie trong thời gian gần đây, ai cũng có thể nhận thấy rằng anh đang dần chuyển từ quay video chơi game thành một blogger hơn - và đây cũng là mục đích của anh: Cởi mở hơn về ý kiến cá nhân của mình về thực trạng truyền thông. Càng đánh càng đau, và trường hợp hiện tại là cái giá anh phải trả sau khi đi quá đà.

Mẩu tin đầu tiên bắt đầu câu chuyện đến từ website Wall Street Journal's, buộc tội anh với video thể hiện tính thù ghét tôn giáo (đạo Hồi). Trên thực tế, một số người xem coi đây chỉ là trò đùa và không chú ý đến, số khác lại không đồng ý, Tuy nhiên, anh cũng nhắc lại rằng mục đích của video đó nhằm chỉ rõ dịch vụ từ website Fiverr (và nhiều trang khác) có thể khá ngớ ngẩn và vô lý. Hiện tại, đoạn video gây tranh cãi đó vẫn còn tồn tại và chưa hề bị anh hay Youtube gỡ bỏ (tuy nhiên hiện đang để chế độ Private)

 Tâm thư từ Pewdiepie sau scandal Disney và Youtube - Sự công kích có chủ ý từ truyền thông 5
Vẻ mặt từ ngạc nhiên đến cảm giác có lỗi sau khi xem đoạn video từ Fiverr

Dù với mục đích đó, nhưng cuối cùng anh cũng lên tiếng xin lỗi vì trò đùa quá lố của mình. Những câu chữ hài của anh đã có thể gây xúc phạm đến mọi người và sự kiện này chắc chắn sẽ là bài học khá đau của anh trong tương lai.

Tiếp theo đó, Pewdiepie nhắc đến việc The Wall Street Journal's (hay The Sun) cho rằng anh đã thực hiện 9 video có đề cập hoặc mang nội dung Phát Xít đến với người xem của mình. Việc này đối với anh hoàn toàn vô lý, khi các trang báo chỉ lấy một đoạn clip nhỏ có hình ảnh tiêu cực từ video đầy đủ của anh để viết thành một bài báo hoàn chỉnh. Lấy những chi tiết ra khỏi ngữ cảnh hiện tại để biến chúng thành sai thì hoàn toàn không thể chấp nhận được.

 Tâm thư từ Pewdiepie sau scandal Disney và Youtube - Sự công kích có chủ ý từ truyền thông 6
Bức ảnh này có thể lấy ra làm tư liệu cho rằng Pewdiepie đang chào theo kiểu phát xít...

Ví dụ điển hình nhất nằm ở video chê bai chương trình Youtube Heroes của anh vào năm ngoái. Ở cuối video, anh đùa rằng chương trình này y như âm mưu của phát xít xưa và anh giả vờ nhìn (không phải xem nhé, có hiểu tiếng Đức đâu mà xem...) một đoạn phát biểu ngắn của Hitler. Ngay sau đó, các báo liền đưa tin rằng anh theo phát xít, ghét đạo Hồi và trích ngay những hình ảnh ở cuối clip để làm bằng chứng cho mình. Đó chính là chiêu lấy chi tiết ra khỏi ngữ cảnh của giới truyền thông hiện tại.

 Tâm thư từ Pewdiepie sau scandal Disney và Youtube - Sự công kích có chủ ý từ truyền thông 7
Trò đùa của Pewdiepie khiến anh bị đưa tin rằng mình theo chủ nghĩa phát xít và thù ghét đạo Hồi

Bên cạnh giới truyền thông, Pewdiepie cũng đề cập đến những người có thái độ khá tích cực khi biết được series Scare Pewdiepie của anh bị hủy bỏ khi gần như đã hoàn tất mùa 2. Chương trình này được Pewdiepie cùng một công ty khác thực hiện, việc hủy bỏ show có ảnh hưởng rất lớn đến cả anh và êkíp thực hiện chương trình này, do đó việc ăn mừng trên sự kiện đó có vẻ...không công bằng lắm. Ngay cả J.K.Rowling, tác giả của bộ truyện Harry Potter nổi tiếng cũng lên tiếng qua Twitter, cho rằng Pewdiepie đi theo chủ nghĩa phát xít...?

 Tâm thư từ Pewdiepie sau scandal Disney và Youtube - Sự công kích có chủ ý từ truyền thông 8
J.K.Rowling đánh giá Pewdiepie trên Twitter, viết rằng: "Cho những ai nghĩ rằng chủ nghĩa phát xít là một món trang sức cá tính"

Theo Pewdiepie, chẳng ai có lợi gì khi cả cộng đồng tấn công anh và gọi anh là người theo phát xít cả. Chỉ vì một trò đùa quá lố có tính xúc phạm nhưng với ý định tốt, anh đã bị cả giới truyền thông lẫn cộng đồng tấn công mình qua nhiều cách khác nhau. Mọi người có thể tập trung vào những vấn đề thực tế đang diễn ra trên thế giới, việc ăn mừng series show của anh bị hủy thật sự không đáng chút nào.

Pewdiepie cũng cho biết rằng, anh vẫn còn ở đây, anh vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các video của mình - và gọi thẳng tên Wall Street Journal's.

 Tâm thư từ Pewdiepie sau scandal Disney và Youtube - Sự công kích có chủ ý từ truyền thông 9
Lời chào đầy thách thức của Pewdiepie dành cho Wall Street Journal's

Cuối cùng, chi tiết không thể bỏ qua được, anh cảm ơn những người và fan hâm mộ của mình vì đã ủng hộ anh trong suốt thời gian qua - và đặc biệt trong sự kiện này. Video kết thúc bằng một cú đấm Brofist được anh đùa (vẫn là đùa) như kiểu chào phát xít bí mật với fan của mình...

 Tâm thư từ Pewdiepie sau scandal Disney và Youtube - Sự công kích có chủ ý từ truyền thông 10

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang