Âm Dương Sư - Orochi trong truyền thuyết Nhật Bản là quái vật kinh hãi như thế nào ?

Quái vật Yamata no Orochi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa truyền thống lẫn hiện đại của Nhật Bản. Hình ảnh về cuộc giao tranh giữa thần Susanoo và quái vật trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tranh khắc gỗ dân gian ở đất nước này. 

Yamata no Orochi là một con quái vật có dạng rắn 8 đầu trong thần đạo Shinto - một tôn giáo của người Nhật Bản. Đôi khi, quái vật được gọi tắt là Orochi hay còn được biết đến với cái tên “Bát Kỳ Đại Xà”. 

Hình dạng

Huyền thoại quái vật rắn 8 đầu 8 đuôi ở Nhật Bản 1

Quái vật Yamata no Orochi.

Huyền thoại quái vật rắn 8 đầu 8 đuôi ở Nhật Bản 2

Người Nhật xưa tưởng tượng Yamata no Orochi là một quái vật có 8 đầu rắn và 8 cái đuôi. Trong bóng đêm, người ta có thể nhìn thấy 8 cặp mắt đỏ như lửa của nó. 

 Huyền thoại quái vật rắn 8 đầu 8 đuôi ở Nhật Bản 3
Phần thân của quái vật luôn dính máu.

Huyền thoại cũng kể rằng, kích thước của Yamata no Orochi có thể sánh với 8 quả đồi và 8 thung lũng. Phần bụng chung cho 8 cái đầu lúc nào cũng nhoe nhoét máu. Các loài cây cỏ, rêu mốc mọc trên mình Orochi giúp nó ngụy trang trước người thường. 

 

Huyền thoại quái vật rắn 8 đầu 8 đuôi ở Nhật Bản 4

Tranh cổ vẽ quái vật với dạng đầu rồng.

Đôi khi, 8 đầu của quái vật Orochi được tưởng tượng có hình dạng rồng, một sinh vật huyền thoại cũng vay mượn nhiều đặc điểm của loài rắn. 

Truyền thuyết về quái vật Orochi 

Huyền thoại quái vật rắn 8 đầu 8 đuôi ở Nhật Bản 5

Cuộc giao tranh giữa thần Susanoo và quái vật.

Những ghi chép đầu tiên về Yamata no Orochi được tìm thấy trong Kojiki, cuốn biên niên sử đầu tiên của Nhật Bản được biên soạn vào thế kỷ VIII. Cuốn sách này đã mô tả những nhân vật thần thoại trong đạo Shinto của người Nhật Bản. 

 

Huyền thoại quái vật rắn 8 đầu 8 đuôi ở Nhật Bản 6
Thần Susanoo trong thần đạo Nhật Bản.

Trong thần đạo Shinto, Susanoo là vị thần của đại dương và bão tố. Sau khi bị đày khỏi thiên đường, thần Susanoo đã đến một vùng đất mà ngày nay là tỉnh Izumo. 

Huyền thoại quái vật rắn 8 đầu 8 đuôi ở Nhật Bản 7
Tranh vẽ quái vật Orochi.

Khi đến con sông nọ, thần phát hiện có một đôi đũa trôi theo dòng nước và đi lên phía thượng nguồn. Ở đó, thần nhìn thấy hai vợ chồng thổ địa đang than khóc thảm thiết. Họ kể rằng, quái vật Yamata no Orochi đã ăn thịt 7 người con gái của họ và bây giờ đang đòi giao nộp nốt người con gái út. 

Huyền thoại quái vật rắn 8 đầu 8 đuôi ở Nhật Bản 8
Tám cái đầu của Orochi đang uống rượu sake.

Biết không đủ sức chống lại quái vật, thần Susanoo bèn tính kế. Thần đặt 8 vò rượu sake vào trong một hàng rào gỗ. Quái vật Orochi không thể đập vỡ hàng rào vì sẽ làm đổ rượu, cũng không thể phun lửa đốt vì rượu sẽ bay hơi. Chúng chỉ có thể thò đầu vào dưới hàng rào mà uống. 

 

Huyền thoại quái vật rắn 8 đầu 8 đuôi ở Nhật Bản 9
Tranh ngày nay vẽ cảnh thần Susanoo tiêu diệt quái vật.

Khi quái vật đã say rượu, thần Susanoo liền xông ra và chặt được 8 cái đầu của quái thú. Thần cưới người con gái út làm vợ và sau đó trở lại thiên đàng. 

Ảnh hưởng văn hóa

Huyền thoại quái vật rắn 8 đầu 8 đuôi ở Nhật Bản 10
Tranh khắc gỗ về huyền thoại Orochi (thế kỷ XIX).

Quái vật Yamata no Orochi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa truyền thống lẫn hiện đại của Nhật Bản. Hình ảnh về cuộc giao tranh giữa thần Susanoo và quái vật trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tranh khắc gỗ dân gian ở đất nước này. 

Huyền thoại quái vật rắn 8 đầu 8 đuôi ở Nhật Bản 11
Quái vật được đưa vào một truyện ngắn Doraemon.

Yamata no Orochi cũng xuất hiện nhiều trong các bộ truyện tranh nổi tiếng của Nhật. Trong một truyện ngắn Doraemon, Nobita vô tình làm rơi “quả cầu ma” vào quá khứ. Đôi bạn Nobita và Doraemon ngược thời gian tìm về nước Nhật thời xưa và phát hiện quái vật Yamata đang hoành hành. Nhiều chi tiết của truyện ngắn này đã được khai thác từ huyền thoại về thần Susanoo. 

Yamata-no-Orochi, con rắn 8 đầu

Thanh kiếm Kusanagi lúc ban đầu được gọi là Ame-no-Murakumo-no-Tsurugi (nghĩa là Thiên Tùng Vân Kiếm) và nguồn gốc của nó có liên hệ với một con rắn 8 đầu trong huyền thoại. Con rắn này, được gọi là Yamata-no-Orochi (八岐の大蛇, Bát Kỳ Đại Xà), đã quấy nhiễu một gia đình giàu có ở tỉnh Izumo. Qua nhiều năm, con rắn đã ăn thịt bảy trong số tám người con gái của gia đình này. Do đó, vị trưởng gia đình đã quyết định tới cầu xin sự giúp đỡ của Susanoo, vị thần biển và gió bão trong Shinto giáo. Vị Thần này đã ngay lập tức tấn công con rắn, tuy rằng ông đã không thể đánh bại nó, và buộc phải rút lui.

Susanoo slaying the Yamata no Orochi, by Yoshitoshi. (Public Domain) Thần Susanoo giết con rắn Yamata no Orochi. Tranh của Yoshitoshi. (Ảnh: Wikipedia)
Thần Susanoo giết con rắn Yamata no Orochi. Tranh của Yoshitoshi. (Ảnh: Wikipedia)

Thần Susanoo sau đó đã nghĩ ra một kế sách để đánh bại con rắn. Trong một phiên bản của truyền thuyết này, thần Susanoo đã được hứa gả cô con gái cuối cùng trong gia đình nếu ông kết liễu thành công con quái vật này. Trong một phiên bản khác, vị thần này là người đã hỏi cưới cô gái kia, và lời đề nghị đã được cha cô chấp thuận. Tuy nhiên, trong tất cả các phiên bản, kế sách của thần Susanoo đều là khiến cả 8 cái đầu của con rắn Orochi say rượu, sau đó ông sẽ tấn công nó. Do đó, vị thần này đã chuẩn bị 8 bát rượu sake khổng lồ (một loại rượu gạo của Nhật Bản), và đặt chúng ở một địa điểm con quái vật thường đi ngang qua.

Con rắn Orochi đã sập bẫy, và trong khi nó đang bị say mèm và ngủ li bì, thần Susanoo đã nắm lấy cơ hội này để tấn công. Vị thần đã chặt từng cái đầu của con rắn, rồi cắt thân thể của nó [từ đầu] cho đến tận đuôi. Bên trong đuôi con quái vật, vị thần đã tìm thấy thanh kiếm Kusanagi. Thần Susanoo đã không giữ thanh kiếm bên mình lâu dài. Tuy rằng là một vị thần, nhưng Susanoo đã bị trục xuất khỏi thiên đình một thời gian rất lâu trước đó. Truyền thuyết Nhật Bản cũng nói rằng có một sự ganh đua giữa thần Susanoo và em gái ông, nữ thần Amaterasu. Do đó, thần Susanoo đã quyết định đưa thanh kiếm Kusanagi cho cô, để tạo mối quan hệ tốt đẹp với cô và cũng là để chấm dứt tình cảnh tha hương của mình.

Thần Susanoo giết con rắn Yamata no Orochi. Tranh của Utagawa Kuniyoshi. (Ảnh: Wikipedia)
Thần Susanoo giết con rắn Yamata no Orochi. Tranh của Utagawa Kuniyoshi. (Ảnh: Wikipedia)

Sự tích về Yamato Takeru

Thanh kiếm Kusanagi đã được nữ thần Amaterasu ban cho Yamato Takeru, con trai của Thiên hoàng Keiko (Hoàng đế Nhật Bản, hay Nhật hoàng). Chính trong khoảng thời gian này thanh kiếm Kusanagi đã được đặt cho cái tên như hiện nay. Theo một sự tích, vị hoàng tử đang trong một chuyến đi săn thì một kẻ địch đã phóng hỏa thiêu đốt lớp cỏ khô xung quanh ông. Sử dụng thanh kiếm được nữ thần Amaterasu ban cho, Yamato Takeru đã cắt bỏ đám cỏ đang bốc cháy, rồi hướng ngọn lửa về phía kẻ địch của ông. Do đó, cái tên Kusanagi (Thảo thế kiếm) đã được đặt cho thanh kiếm này.

Có một số sự tích xoay quanh thanh kiếm Kusanagi sau khi nó lọt vào tay Yamato Takeru. Lấy ví dụ, theo tác phẩm Bình Gia vật ngữ (truyện Heike) từ thế kỷ 14, kiếm Kusanagi được cho là đã bị thất lạc sau một trận hải chiến. Tuy nhiên, sự tích này cũng khá đáng ngờ vì thiên sử thi này là một bộ sưu tập các câu chuyện truyền miệng được biên soạn vào khoảng 200 năm sau khi các sự kiện có thực đã xảy ra. Các bản sao đã được chế tạo, ăn trộm và bị thất lạc khi các thành viên đối địch trong hoàng tộc tranh giành ngôi báu.

Yamato Takeru dressed as a maidservant, preparing to kill the Kumaso leaders. Woodblock print on paper. Yoshitoshi, 1886. (Public Domain) Yamato Takeru trong trang phục của một thị nữ, đang chuẩn bị hạ sát các thủ lĩnh của tộc người Kumaso. Tranh in, rập trên giấy từ mộc bản gốc. Tranh của Yoshitoshi vào năm 1886. (Ảnh: Wikipedia)
Yamato Takeru trong trang phục của một thị nữ, đang chuẩn bị hạ sát các thủ lĩnh của tộc người Kumaso. Tranh in, rập trên giấy từ mộc bản gốc. Tranh của Yoshitoshi vào năm 1886. (Ảnh: Wikipedia)

Hình dạng bí ẩn của thanh kiếm Kusanagi

Ngày nay, kiếm Kusanagi được cho là đang được lưu trữ trong đền Atsuta, một đền thờ Shinto giáo ở thành phố Nagoya. Tuy nhiên, sự hiện hữu của nó không thể được xác nhận, vì dường như không ai còn sống ngày nay từng nhìn thấy thanh kiếm. Thậm chí bản thân đương kim Nhật hoàng được cho là cũng chưa từng nhìn thấy thanh kiếm này. Thanh kiếm này được sử dụng trong các buổi lễ đăng quang của các Thiên hoàng Nhật Bản, và lần cuối cùng điều này xảy ra là vào năm 1989. Nhật hoàng Akihito đã nhận được thanh kiếm này, tuy rằng nó đã được bọc bên trong lớp vải.

Kusanagi
Ảnh minh họa Tam Chủng Thần Khí của Nhật Bản. (Ảnh: Wikipedia)

Có lẽ có một lý do khá tốt để giữ thanh kiếm Kusanagi khỏi sự chú ý của dư luận. Vào thời kỳ Edo, một tu sĩ được cho là đã được mục kích thanh kiếm này, và viết một miêu tả về nó. Cái chết của ông được cho là đã bị gây ra bởi lời nguyền trên thanh kiếm. Ngoài ra, thanh kiếm được cho là đã từng được cất giữ trong Hoàng cung Tokyo. Vào thế kỷ 7 TCN, thanh kiếm này đã bị đổ lỗi cho việc gây ra sức khỏe yếu kém cho một vị Nhật hoàng, và cái chết sau này của ông. Do đó, thanh kiếm Kusanagi đã được chuyển tới Điện Atsuta để được canh gác và bảo vệ.  

Tác giả: Wu Mingren, Ancient Origins.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang