Bình thường hóa “tính nữ” trong truyện tranh học đường Skip to Loafer: Góc nhìn nhân văn từ một nhân vật chuyển giới

Nếu bạn nghĩ Skip to Loafer chỉ là một bộ truyện tranh học đường tươi sáng, đầy tình bạn tuổi teen thì có lẽ bạn đã bỏ lỡ chiều sâu đáng giá nhất của tác phẩm. Bộ truyện không chỉ kể về cuộc sống học đường mà còn khéo léo lồng ghép những chủ đề trưởng thành như giới tính, sự chấp nhận và lòng thấu cảm – tất cả được truyền tải đầy tinh tế qua nhân vật Naoki, một người chuyển giới nữ.

“Skip to Loafer” – không chỉ là một bộ truyện tranh học đường dễ thương mà còn là câu chuyện cảm động về hành trình sống thật với giới tính.

Không chỉ là truyện tranh tuổi teen

Thoạt nhìn, Skip to Loafer có thể khiến nhiều độc giả nhầm tưởng đây chỉ là một truyện tranh học đường nhẹ nhàng với màu sắc tươi sáng, nét vẽ dễ thương, và tình bạn trong sáng. Thế nhưng, càng đi sâu vào câu chuyện, bộ manga này càng cho thấy chiều sâu đáng kinh ngạc – đặc biệt là ở những chủ đề trưởng thành như giới tính, sự chấp nhận bản thân, và hồi phục tinh thần sau tổn thương quá khứ. Không ngẫu nhiên khi tác phẩm được gắn nhãn seinen – thể loại manga dành cho người trưởng thành.

Nếu chưa đọc hay xem mà chỉ lướt qua những chiếc cover mang màu sắc tươi sáng dễ khiến ta lầm tưởng Skip To Loafer là một bộ truyện tranh học đường đơn thuần.

Nếu chưa đọc hay xem mà chỉ lướt qua những chiếc cover mang màu sắc tươi sáng dễ khiến ta lầm tưởng Skip To Loafer là một bộ truyện tranh học đường đơn thuần.

Nhân vật Naoki – hình ảnh của sự thấu cảm và đấu tranh nội tâm

Naoki, một nhân vật phụ nhưng để lại dấu ấn đậm nét, là stylist chuyên nghiệp đồng thời là người giám hộ chăm sóc nhân vật chính Mitsumi khi cô bé từ quê nhà chuyển đến Tokyo học tập.

Naoki là một người chuyển giới nữ, điều mà bộ truyện khéo léo thể hiện qua cách Mitsumi gọi cô là “dì” một cách tự nhiên và đầy kính trọng. Naoki dịu dàng, chu đáo nhưng cũng từng có những tổn thương sâu sắc trong quá khứ, đến mức không dám trở lại trường xưa vì lo sợ bị phán xét, cô lập, điều mà rất nhiều người chuyển giới phải đối mặt.

Khi quá khứ chạm tới hiện tại: Một vòng tay và một ký ức đau lòng

Một trong những chương truyện cảm động nhất là chương 29, nơi Naoki hồi tưởng về khoảng thời gian làm “bảo mẫu” đưa đón Mitsumi đi nhà trẻ. Chính sự trưởng thành và lòng chân thành của cô bé 4 tuổi năm ấy đã dần chữa lành những vết nứt trong lòng Naoki.

Khi Mitsumi tặng Naoki chiếc vòng tay đan hoa và vô tư nói: “Chú cũng muốn trở thành một cô gái để hợp với chiếc vòng hoa đó đấy!”, khoảnh khắc ấy không chỉ xúc động mà còn biểu tượng cho sự chấp nhận vô điều kiện, điều mà Naoki từng thiếu suốt thời niên thiếu.

Nhân vật Naoki vừa là stylist chuyên nghiệp vừa là “bảo mẫu free”.

Nhân vật Naoki vừa là stylist chuyên nghiệp vừa là “bảo mẫu free”.

Không còn e dè, Naoki được sống là chính mình

Dù từng khước từ lời mời họp lớp với câu trả lời nhẹ nhàng: “Xin lỗi, tớ sẽ không đi đâu ^^”, Naoki dần học cách tha thứ cho quá khứ, nhờ có Mitsumi và những người bạn thực sự hiểu và tôn trọng cô. Họ không cố gắng “giải thích” về giới tính của Naoki mà chỉ đơn giản là đối xử với cô như chính con người mà cô muốn trở thành.

Naoki giờ đây đã thoải mái thể hiện tính nữ thông qua gu thời trang, cách trang điểm, cử chỉ và thần thái – một quý cô thực sự, sống đúng với con người thật của mình giữa lòng Tokyo.

Kanechika và cú twist… trên đôi giày cao gót đỏ

Một điểm sáng khác trong hành trình “bình thường hóa giới tính” là nhân vật Kanechika – thành viên CLB Kịch nổi tiếng với sở thích mang giày cao gót khi diễn vai nữ.

Trong một phân cảnh, khi Kanechika xuất hiện trước hội bạn Mitsumi với đôi giày cao gót đỏ rực, phản ứng duy nhất là: “Cha nội này là ai?” – hoàn toàn không có sự phán xét giới tính hay kỳ thị thường thấy trong các truyện tranh học đường truyền thống.

Khi "truyện tranh học đường" không còn đơn thuần

Skip to Loafer không chỉ là một bộ truyện tranh học đường dễ thương để giải trí, mà còn là một lát cắt sâu sắc về hành trình trưởng thành, chữa lành và khẳng định bản thân của những người thuộc cộng đồng LGBTQ+. Bộ truyện nhấn mạnh rằng giới tính không phải là rào cản để một người được sống tử tế, được tôn trọng, và được yêu thương đúng như những gì họ là.

Trong quá khứ có thể Naoki là một người bi quan và có những suy nghĩ tiêu cực.

Trong quá khứ có thể Naoki là một người bi quan và có những suy nghĩ tiêu cực.

Với thông điệp tích cực và tinh tế, Skip to Loafer đã thành công trong việc đưa những vấn đề xã hội nhạy cảm vào thế giới học đường – nơi vốn được xem là bệ phóng quan trọng của nhân cách mỗi con người.

Xem thêm: Blue Lock mùa 2: Từ "thảm họa" đồ họa đến "siêu phẩm" bất ngờ ở những tập cuối
Xem thêm: Blue Lock: Nạn nhân của sự thương mại hóa quá mức?

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Top 10 anime nổi bật nhất trên Netflix nửa đầu năm 2025: Sakamoto Days vượt mặt Solo Leveling

Top 10 anime nổi bật nhất trên Netflix nửa đầu năm 2025: Sakamoto Days vượt mặt Solo Leveling

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Nửa đầu năm 2025, thị trường anime trên Netflix tiếp tục chứng kiến nhiều biến động thú vị. Trong báo cáo tương tác toàn cầu mới nhất, Netflix công bố danh sách những tựa anime được xem nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm. Điều bất ngờ là Sakamoto Days, một cái tên mới mẻ lại xuất sắc đứng đầu bảng xếp hạng, vượt qua cả những “bom tấn” đình đám như Solo Leveling hay Kimetsu no Yaiba.

Giải trí
Lên đầu trang