Liều rằng người hâm mộ gọi thuật ngữ "Tứ Trụ Shonen Jump" là chính xác không, chắc còn phải xem lại ?

Bấy lâu nay có rất nhiều người hâm mộ truyện tranh băn khoăn với thuật ngữ “Tứ trụ Shonen Jump”. Theo một cách đơn giản dễ hiểu nhất, thuật ngữ “Tứ trụ Shonen Jump” ám chỉ những bộ truyện tranh “gánh” tạp chí Manga ăn khách nhất tại Nhật Bản.

“Tứ trụ Shonen Jump” bao gồm những bộ truyện tranh nào? Có rất nhiều tranh cãi liên quan đến những cái tên có trong danh sách Tứ trụ này, tựu chung lại theo nhiều nguồn thì “Tứ trụ Shonen Jump” bao gồm: Dragon Ball, One Piece, Naruto và Bleach. Vậy thật sự có tồn tại thuật ngữ Tứ trụ hay vốn đây chỉ là sự suy diễn và sử dụng “bậy bạ” của cộng đồng?

Thứ nhất: nguồn gốc bất minh. Không có bất kỳ ai có thể chứng minh được nguồn gốc của thuật ngữ trên. Chỉ xuất hiện một vài lần trong các bài viết (Tiếng Việt), dần dần thuật ngữ này trở nên phổ biến và được sử dụng. Ngoài ra, các bài viết nước ngoài (bao gồm cả Nhật Bản) cũng đều chưa có bài viết nào có gắn với thuật ngữ “Tứ trụ Shonen Jump”. Vậy phải chăng thuật ngữ này là do chúng ta chế ra và sử dụng một cách vô tội vạ. Theo nhiều nguồn khác có thể thuật ngữ này xuất phát từ “Big Four” (nếu các bạn biết đến giải Ngoại hạng Anh các bạn sẽ biết đến thuật ngữ này) sau đó được chế thành “Tứ trụ”. Nói tóm lại, nguồn gốc của thuật ngữ này không rõ ràng, chưa được công nhận rộng rãi.

Liều rằng người hâm mộ gọi thuật ngữ Tứ Trụ Shonen Jump là chính xác không, chắc còn phải xem lại ?

Đâu ai chứng minh được nguồn gốc thuật ngữ chúng ta đang dùng

Thứ hai: Những cái tên có trong danh sách “tứ trụ” gây rất nhiều tranh cãi. Theo nghĩa của tứ trụ thì 4 bộ này phải gánh vác tạp chí Shonen Jump trên vai. Chính điều này đã bắt đầu lộ ra sự mâu thuẫn. Theo đó, Dragon Ball là đại diễn cho thế hệ đàn anh đi trước, còn 3 bộ One PieceNaruto và Bleach lại đại diễn cho những đứa em thế hệ sau này. Dragon Ball phát hành từ năm 1984 đến 1995 – thời điểm này bộ truyện đã đưa Shonen Jump lên đỉnh. Cùng thời điểm này còn có Slam Dunk (1990-1996) và Yu Yu Hakusho (1990-1994). Có thể khẳng định rằng đây là bộ ba manga quyền lực nhất và là bờ vai của Shonen Jump thời điểm này. Sau khi Dragon Ball kết thúc, Shonen Jump bắt đầu lâm vào “khủng hoảng”, chính Rurouni Kenshin (1994-1999) là viên gạch nối giữa thế hệ cũ và mới. Sau này những cái tên như One Piece, Naruto và Bleach mới ra mắt và trở thành những trụ cột mới nên chắc chắn không thể có chuyện One Piece, Naruto và Bleach gánh Shonen Jump giai đoạn trước 1997. Do vậy nếu nói tứ trụ là gánh Shounen Jump thì danh sách trên chắc chắn không hợp lý chút nào. Bởi có rất nhiều lý lẽ để đánh bật Naruto, Bleach khỏi danh sách này.

Liều rằng người hâm mộ gọi thuật ngữ Tứ Trụ Shonen Jump là chính xác không, chắc còn phải xem lại ? 2

Phía sau bộ 3 thời kỳ mới còn có Hunter x Hunter, Gintama,… Liệu những bộ này có xứng đáng trở thành TỨ TRỤ khi Naruto và Bleach đã kết thúc?

Thứ ba: nếu xét về mặt doanh thu để xét danh hiệu Tứ trụ thì danh sách này chỉ gồm: One Piece, Dragon Ball, Kochira Katsushika-ku Kameari Kōen Mae Hashutsujo, Naruto. Với doanh thu hơn 120 triệu bản in, Bleach chỉ xếp thứ 5 (phía trên Slam Dunk) trong Top 20 bộ truyện ăn khách nhất của Jump.

Liều rằng người hâm mộ gọi thuật ngữ Tứ Trụ Shonen Jump là chính xác không, chắc còn phải xem lại ? 3

Xét về mặt doanh thu thì danh sách TỨ TRỤ khác biệt hoàn toàn

Vậy cuối cùng, chúng ta sử dụng tiêu chí nào để xếp hạng và đưa ra danh sách “Tứ trụ Shounen Jump”. Câu trả lời là không hề có tiêu chí nào cả. Chúng ta đang chỉ tự mặc nhận với nhau rằng có 4 bộ đó mà thôi. Do thế nên có thể khẳng định “không có cái nào gọi là Tứ trụ Shonen Jump”. 

Việc sử dụng sai dẫn đến hiểu sai và cuối cùng là dẫn đến sai hoàn toàn. Bài viết này hi vọng giúp các bạn nắm rõ hơn về Manga nói chung và Shonen Jump nói riêng.

Theo Manganetworks.co

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang