Nhìn lại 2018: Những câu chuyện không thể quên trong làng game thế giới

Lê Khoa

Năm 2018 vừa qua, bên cạnh những tựa game bom tấn đua nhau ra mắt, trên thế giới còn có vô số những câu chuyện liên quan đến game mà khó ai trong chúng ta có thể quên được

Năm 2018 đang dần khép lại, và ngành công nghiệp trò chơi điện tử đã phải chứng kiến vô số những khoảnh khắc đáng chú ý khác nhau, từ đóng cửa hãng game, cho đến các tai nạn thảm khốc, hay những công bố đầy thất vọng. Rất khó để có được những khoảnh khắc khi một hãng phát triển game lớn hào hứng công bố tựa game mới, để rồi nhanh chóng bị những người hâm mộ cuồng nhiệt nhất "ném đá", hay khi một nhà lãnh đạo của ngành công nghiệp quyết định tạm rút khỏi một trong những sự kiện quan trọng nhất của thế giới game. Để khép lại năm 2018, sau đây là 7 khoảnh khắc cực kì ấn tượng trong năm, tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp trò chơi điện tử. Những sự kiện này đã "góp phần" gây sốc với cộng đồng hâm mộ, khiến cho một số người tự hỏi liệu có thực như vậy hay không.

Microsoft Studios "thâu tóm" hàng loạt hãng phát triển game

Với ngành công nghiệp game, không có gì lạ khi những nhà phát hành lớn mua lại những hãng làm game nhỏ hơn để tạo ra các tựa game độc quyền. Nhưng động thái mua bán của Microsoft trong năm qua thực sự đã gây chú ý, khi hãng tiết lộ việc đã mua lại 5 hãng phát triển để thực hiện những tựa game độc quyền dành cho Xbox. Công bố này được đưa ra trong E3 2018, khi Microsoft tiết lộ về một hãng phát triển mới mang tên The Initiative, với một dự án ẩn danh đang được thực hiện. Và cũng trong tuyên bố đó, Microsoft tiếp tục hé lộ việc tiếp nhận Undead Labs (State of Decay) và Playground Games (Forza Horizon)

Gương mặt tiếp theo tham gia cùng "mái nhà" Microsoft là Ninja Theory (Hellbade: Senua's Sacrifice) và Compulsion Games (We Happy Few)Cuối tháng 11, Microsoft cũng đã cho biết về việc tiếp nhận hãng Obsidian Entertainment, nổi tiếng với các tựa game nhập vai như Pillars of Eternity và Neverwinter Nights. Bên cạnh sự bất ngờ trước động thái "mua sắm" hàng loạt hãng game nhỏ trong vòng một năm, điều này cho thấy Microsoft đang muốn thúc đẩy nhiều tựa game độc quyền Xbox hơn. Chúng ta đều biết trong một năm qua Sony đã trở thành "đầu tàu" của thị trường game giả lập như thế nào, nhờ vào hàng loạt tựa game độc quyền PS4, và nay Microsoft rõ ràng đang muốn thay đổi điều đó.

Cuối cùng Sony cũng dần thỏa hiệp với Cross-Play

Kể từ khi những tựa game multiplayer nổi lên, các "ông chủ" của những hệ máy giả lập đã bắt đầu nghĩ đến tính năng cross-play. Tính năng này cho phép game thủ trên một hệ máy này chơi những tựa game yêu thích của họ cùng với những người bạn trên một nền tảng khác. Trong khi hai hệ máy Nintendo Switch và Xbox One đã hỗ trợ chơi chéo nền tảng trên một số tựa game nhất định, thì Sony vẫn kiên định nói không, bất chấp việc liên tục nhận "gạch đá" từ người hâm mộ và cả những hãng đối thủ vì sự cố chấp này.

Nhưng cách đây vài tháng, Sony đã đưa ra một công bố đầy bất ngờ, khi cho biết hãng sẽ sớm bắt đầu hỗ trợ chơi chéo nền tảng trên PS4 ở một chừng mực nhất định. Tính năng mới này đã góp mặt trong Fortnite dành cho PS4, tựa game đầu tiên có thể chơi chéo nền tảng trên hệ máy này. CEO của Sony, ông John Codera giải thích việc cho phép chơi chéo nền tảng trên PS4 là một sự thay đổi chính trị đáng kể với công ty, và nay hãng "đang trong quá trình lập kế hoạch cho toàn bộ công ty để ủng hộ thay đổi này." Trong lúc một số nhà phát triển đã tìm kiếm tính năng mới này trên PS4, sẽ rất thú vị để xem liệu PS4 còn hỗ trợ chơi chéo nền tảng trên những tựa game nào về sau nữa.

Công bố Diablo Immortal lĩnh gạch đá

Khi Blizzard tiết lộ rằng một công bố liên quan đến Diablo đang được để dành cho BlizzCon 2018, người hâm mộ đã cực kì háo hức và mong chờ Diablo 4, hoặc một bản Diablo Remaster. Thế nhưng cả hai điều đó đều không diễn ra, và người hâm mộ đã hoàn toàn "ngã ngửa" khi Blizzard công bố tựa game Diablo mới cho điện thoại di động. Bất kể việc hãng cố gắng tạo sự phấn khích cho Diablo Immortal, những người theo dõi đều hoàn toàn không hài lòng. Khi đến chuyên mục hỏi đáp, rất nhiều người hâm mộ đã tỏ ra giận dữ, kết quả là một người đã hỏi rằng liệu đây có phải một trò đùa Cá tháng Tư ... trái mùa hay không.

Và mặc dù nhận được phản ứng dữ dội từ người hâm mộ, nhà thiết kế chính của trò chơi, ông Wyatt Chang còn khiến mọi thứ trở nên tệ hơn khi cho biết Blizzard hiện không có kế hoạch ra mắt Diablo Immortal trên PC. Ngay sau buổi công bố, một cuộc bỏ phiếu đã được thực hiện bởi một vài người hâm mộ, đề nghị hủy bỏ tựa game Diablo Immortal, còn Blizzard thì ngập tràn những phản ứng tiêu cực với công bố tựa game nói trên. Trong một cuộc phỏng vấn, người đồng sáng lập hãng Blizzard, ông Allen Adham phải thừa nhận không một ai trong hãng dự đoán được mức độ ghét bỏ game di động như thế này.

Nhưng Adham cũng cho biết họ (Blizzard) nhận thức được những người hâm mộ của họ đều đam mê PC và máy giả lập. Dù vậy, dựa trên sự trỗi dậy của thị trường game trên điện thoại di động, và thành công của một số tựa game như Fortnite trên nền tảng này, không quá bất ngờ khi Blizzard cũng muốn bước chân vào thị trường điện thoại di động. Hiện tại, hãng cho biết nhiều tựa game Diablo đang được phát triển, nhưng không muốn đưa ra bất kì điều gì cho đến khi nó sẵn sàng.

Sony bỏ qua E3 2019

Kể từ sự kiện E3 đầu tiên 24 năm về trước, Sony, đang từng bước trở thành một trong những nhà sản xuất hệ máy giả lập hàng đầu trong ngành công nghiệp game, đã luôn là một phần của sự kiện. Nhưng trong một công bố đầy bất ngờ cuối năm 2018, Sony đã cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử của hãng, sẽ bỏ qua E3 2019. Cụ thể, Sony cho biết khao khát của hãng để "cải tiến, nghĩ khác biệt, và trải nghiệm những hướng mới để hấp dẫn người chơi", là yếu tố chính dẫn đến quyết định rút khỏi E3 2019. 

Mặc dù lời giải thích nói trên không thể hiện rõ lý do, nhưng nhiều người dự đoán rằng có thể hãng muốn giữ cho một năm 2019 "tĩnh lặng" để có một màn quay trở lại hoành tráng vào năm 2020, hoặc muốn dùng những sự kiện của riêng mình, như PlayStation Experience, để công bố các kế hoạch cũng như các tựa game mới. Microsoft cũng rất nhanh chóng "nhảy vào" cuộc thảo luận, đăng tải một dòng Tweet cho biết hãng rất háo hức mong chờ nhìn thấy người hâm mộ tại sự kiện E3 2019, ngay sau công bố đầy bất ngờ của Sony.

Nổ súng đẫm máu tại giải đấu Madden

Năm 2018 cũng đánh dấu một trong những quãng thời gian đen tối nhất trong ngành công nghiệp game, khi một vụ nổ súng đẫm máu xảy ra ở một giải đấu Madden tại Floria. Cách đây vài tháng, GLHF Game Bar ở Jacksonville, Florida đang tổ chức một giải đấu chất lượng cho tựa game Madden NFL 19, thì một vụ nổ súng kinh hoàng xảy ra. Các báo cáo cho biết thủ phạm đã nổ súng trong lúc diễn ra sự kiện, giết chết hai người trước khi tự sát. Giới chức trách nhanh chóng phản ứng với tình huống này và phong tỏa hiện trường. Tay súng nói trên sau đó được xác định danh tính là David Katz, một đấu thủ của sự kiện, được cho là đã thua một trận đấu trước khi thực hiện cuộc nổ súng.

Telltale Games đột ngột đóng cửa

Một khoảnh khắc gây sốc khác trong năm 2018 vừa qua là việc đột ngột đóng cửa của Telltale Games, hãng phát triển đã mang đến những tựa game tập trung vào cốt truyện đầy ấn tượng như The Walking Dead, Back to the Future, Tales from the Borderlands, Batman The Telltale Series, ... Sự sụp đổ của Telltale bắt đầu khi các thông tin về việc hãng sa thải hàng loạt nhân viên của mình bùng nổ. Bên cạnh số phận của Telltale Games, điều mà các game thủ quan tâm hơn cả là tình trạng một số tựa game của hãng, mà nổi bật nhất là The Walking Dead. May mắn là sau đó, Skybound Games đã tiếp nhận seri này, và cam kết mang đến cho người chơi, cũng như cho nhân vật chính Clementine một cái kết xứng đáng.

Sự trỗi dậy và thống trị của Fortnite

Thông tin cuối cùng trong danh mục chính là sự phổ biến ngày càng mạnh mẽ của Fortnite đến từ Epic Games. Kể từ khi ra mắt vào năm 2017, Fortnite đã thu hút một lượng lớn người hâm mộ, từ những game thủ chuyên nghiệp cho đến game thủ thông thường, thậm chí cả những ngôi sao nổi tiếng. Nhưng Fortnite chỉ thực sự bùng nổ khi nam ca sĩ Drake chơi game này cùng với Ninja. Độ nổi tiếng của game còn lan sang đài truyền hình khi người dẫn chương trình talk show khá phổ biến là Ellen DeGeneres mời Ninja dạy cô cách chơi Fortnite.

Bên cạnh việc tăng độ phổ biến, Fortnite còn là một thành công thương mại đáng kể, khi Epic Games cho biết các phiên bản di động của game đã mang về cho hãng khoảng 300 triệu đô lợi nhuận trong vòng chưa đến một năm. Đứng trước thành công vượt trội của Fortnite, nhiều hãng game khác đã cho ra mắt những chế độ chơi hoặc tựa game có lối chơi tương tự, trong đó phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay là Call of Duty: Black Ops 4 với chế độ Blackout, mang đến lối chơi sinh tử tốc độ cao, kết hợp hàng loạt những công cụ khác nhau. Điều này khiến nhiều người tò mò không biết liệu rằng Epic Games sẽ làm gì để đảm bảo được sự thống trị của Fortnite trong tương lai.

KL Jackarl
Nguồn: Sưu tầm

Bài cùng chuyên mục