Những bộ phim kinh dị có bối cảnh khách sạn đáng sợ
Khách sạn/nhà trọ luôn là địa điểm được khai thác tối ưu trong phim kinh dị, nơi mà khó có ai đoán được nguồn gốc hay thể loại quái gở có thể xảy ra. Cuối tuần này, BÍ ẨN SAU TẤM GƯƠNG (tựa gốc: LOOKING GLASS) ra rạp mang đến câu chuyện châm biếm về nạn quay lén qua gương trong phòng khách sạn và kéo dài danh sách những “chốn nghỉ chân” kinh hoàng nhất trên màn ảnh rộng.
Vacancy (2007)
Một nhà trọ hiu hắt dưới ánh đèn vàng, không máu me, không ma quỷ, nhưng Vacancy vẫn khiến người ta giật mình mỗi khi xem phim
Trong đêm tối, xe của David và Amy Foxs bị hỏng giữa đường họ buộc phải tìm nơi nghỉ chân qua đêm. Muốn chờ tới sáng để sửa xe, họ quyết định chọn một nhà trọ do Mason - người kỳ lạ quản lý. Họ nhanh chóng nhận ra rằng những cuốn phim họ đang xem không phải là những đoạn phim bình thường mà đó là những cảnh khủng khiếp quay lại chính người từng trọ căn phòng này.
Không có những cảnh đổ máu, chì khiến bạn rùng mình ớn lạnh với âm thanh và nghẹt thở trong cuộc truy đuổi. Có thể sau khi xem phim, bạn sẽ phải cẩn trọng hơn mỗi khi bước vào một phòng trọ lạ ở một nơi hoang vắng.
1408 (2007)
1408 (Căn Phòng Bí Ẩn) được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của ông hoàng truyện kinh dị Stephen King.
Câu chuyện xoay quanh về một căn phòng mang số 1408 tại khách sạn tên Dolphin ở New York. Những lời đồn đại rùng rợn, những vụ tự tử khó hiểu từ cửa sổ căn phòng 1408, khiến cho căn phòng trở thành nỗi ám ảnh khiếp hãi của tất cả mọi người.
Trong phim, tiểu thuyết gia Mike Enslin (John Cusack) - người chuyên viết chuyện ma nhưng lại chẳng bao giờ tin vào ma quỷ. Mike chỉ tin vào những gì mắt thấy, tai nghe. Trong một lần tình cờ, Enslin lục trong đống thư cũ và thấy tờ ghi chú của một khách sạn tên Dolphin ở New York ghi là "đừng vào phòng 1408", anh nghĩ rằng đó chỉ là lời quảng cáo tầm thường của những khách sạn vắng khách. Nhưng đồn đại ghê rợn về căn phòng 1408 thực sự khiến Mike tò mò. Bất chấp những lời can ngăn của người quản lý khách sạn, Mike một mực đòi thuê phòng 1408 một đêm. Anh hào hứng nghĩ rằng, những gì xảy ra tại phòng 1408 (nếu có) sẽ là vốn sống quý giá để anh bắt đầu một cuốn tiểu thuyết mới.
Một điều khá bất ngờ dành những ai đã từng đọc câu chuyện này của nhà văn Stephen King là kết thúc trong phim không giống với truyện. Và đó cũng chính là ý đồ của đạo diễn Hafstrom “Tôi muốn khán giả xem cuộc phiêu lưu của Mike Enslin như là của chính mình, và khi kết thúc bộ phim, ai cũng sẽ tự hỏi "Chuyện gì sẽ xảy ra với mình trong căn phòng 1408”
The Shining (1980)
Đạo diễn đại tài Martin Scorsese đánh giá The Shining là một trong những bộ phim kinh dị hay nhất của mọi thời đại.
Trong phim, Jack Torrance tìm việc trông coi khách sạn Overlook, trên dãy núi Colorado và cả gia đình ông đã chuyển tới sống ở đây. Do nơi này bị đóng cửa trong suốt mùa đông, vì thế chỉ có gia đình của Jack Torrance sống ở đây trong một thời gian dài. Sau đó, một cơn bão tuyết ập xuống và khiến gia đình ông bị kẹt lại bên trong khách sạn. Danny - con trai của Torrance, một cậu bé có khả năng thần giao cách cảm và có thể nhìn thấy những việc trong quá khứ cũng như trong tương lai. Cậu bé phát hiện ra rằng rằng khách sạn này đang bị ma ám và hồn ma đó đang dần biến cha của cậu thành một kẻ hung ác. Liệu Danny sẽ làm gì khi nhìn ra được tương lai gần đó và ngôi nhà ma kia sẽ xảy ra những chuyện ly kỳ nào nữa?
Lúc mới ra mắt, The Shining bị các nhà phê bình chê bai dữ dội, thậm chí còn bị đề cử… giải Mâm xôi vàng cho Đạo diễn dở nhất và Nữ diễn viên tệ nhất. Nhưng lạ thay, một thời gian sau, giới phê bình đã nhìn nhận bộ phim một cách nghiêm túc hơn, đưa The Shinning thành một tượng đài của thể loại kinh dị.
Psycho (1960)
Ngày nay, khi nhắc về Psycho không thể không nhắc tới cảnh nhân vật Marion bị đâm dã man cho đến chết dưới vòi hoa sen, bởi đây là nỗi kinh hoàng cho nhiều thế hệ khi bước vào phòng tắm và còn là một bước đột phá về góc quay, âm thanh cùng cách “hù dọa” khán giả trong điện ảnh. Được quay trong bảy ngày từ 17 tới 23/12/1959, cảnh quay này có độ dài khoảng ba phút với tận 77 góc máy quay khác nhau. Sau khi theo dõi lại bộ phim của đạo diễn Alfred Hitchcock, chính nữ diễn viên Janet Leigh cảm thấy ám ảnh tới mức cô sau này không dám đứng tắm dưới các vòi sen nữa, đồng thời từng khiến cả nước Mỹ không dám bước chân vào nhà tắm bởi phân đoạn kinh điển này
Psycho xoay quanh một người đàn ông bị chứng tâm thầm hoang tưởng có tên là Norman Bates. Hắn lại chỉ là một thanh niên quản lý nhà trọ yếu ớt. Anh bị người mẹ cay nghiệt Norma bảo bọc quá mức sinh ra hoang tưởng. Đến khi biết mẹ có nhân tình, Norman Bates đã ghen tị và giết chết bà. Từ đây, hắn hình thành một nhân cách tâm thần phân liệt và luôn tin rằng mẹ Norma vẫn còn sống, thôi thúc hắn giết chết những cô gái xấu số bước chân vào nhà trọ.
Identity (2003)
Chuyện phim Identity diễn ra tại một con đường ngoại ô vắng vẻ, có một dãy nhà nghỉ tưởng chừng như nó quanh năm xuốt tháng vắng teo. Nhưng không ngờ vào môt đêm mưa bão, cùng lúc 10 người khách lạ tình cờ vào nghỉ qua đêm, họ là: đôi vợ chồng cùng đứa con trai nhỏ, một nữ diễn viên và tên tài xế của bà, một cặp tình nhân trẻ đang trên đường tới Las Vegas cử hành hôn lễ, một cô gái điếm và cuối cùng là một viên cảnh sát và tên tử tù của anh ta.
Không biết do tình cờ hay cố ý mà tất cả bọn họ đều bị hư xe trên đoạn đường này và cùng dẫn dắt họ lại một địa điểm duy nhất chính là nhà nghỉ đó... chỉ trong một đêm mà tất cả mọi người đều chết mà mở đầu là nữ diễn viên, bà bị giết một cách dã man, xác bà được vứt trong cái máy giặt, tiếp đến là chàng trai trên đường tới Las Vesgas cử hành hôn lễ... mọi nghi ngờ đều tập trung vào tên tử tù nhưng chỉ lát sau hắn cũng bị giết chết một cách bí hiểm, rồi sự nghi ngờ lại hướng vào tên chủ quán nhưng cũng không phải.
Vậy ai là hung thủ?
Serie 3 phần phim Hostel (2005 – 2011)
Series phim kinh dị 3 phần Hostel của đạo diễn chuyên trị phim kinh dị máu me trẻ tuổi Eli Roth mang nội dung xoay quanh những nhóm bạn trẻ đi du lịch và bị bắt cóc đến “lò mổ” dành cho những quý ông, quý bà dùng tiền để tra tấn thể xác con người. Bộ phim chứa nhiều cảnh kinh dị đến…ghê răng như cảnh một cô gái bị hun cháy con ngươi hay một chàng trai bị…móc não. Với số tiền đầu tư ít ỏi, 3 phần phim này cũng mang về cho nhà sản xuất gần hơn 70 triệu USD doanh thu phòng vé cũng như bán DVD và VOD, gấp 3 kinh phí sản xuất cho cả 3 phần.
Bí Ẩn Sau Tấm Gương (tựa gốc: Looking Glass) (2018)
Không thuộc thể loại phim kinh dị như các tác phẩm nói trên, cũng không mang sự kinh hoàng từ ma quỷ hay những cảnh quay giết chóc khiến người ta ghê sợ, Bí Ẩn Sau Tấm Gương lại gợi lên không khí nặng nề u uất dễ phạm lỗi nơi con người cộng với sự châm biếm về chuyện theo dõi người khác qua chiếc gương 2 chiều trong khách sạn. Không chỉ vậy,Looking Glass còn khiến người xem một lần nữa phải thật sự đề phòng và lưu ý nhiều hơn khi qua đêm bên ngoài dù đó là khách sạn sang trọng hay là nhà nghỉ ven đường.
VỀ BỘ PHIM BÍ ẨN SAU TẤM GƯƠNG (TỰA GỐC: LOOKING GLASS)
Tóm tắt nội dung
Sau khi con gái qua đời trong một tai nạn bi kịch, hai vợ chồng Ray và Maggie đã mua lại một nhà nghỉ xa thành phố để bắt đầu một cuộc sống mới. Nhưng tại đây Ray đã bắt đầu phát hiện một số sự việc bất thường. Anh đã bắt đầu xâu chuỗi chúng và tìm ra sự thật về lịch sử của nhà nghỉ. Một ngày nọ, trong lúc lục lọi tầng hầm, Ray đã tìm ra một lỗ hổng dẫn đến một chiếc gương hai chiều nhìn vào một trong những phòng nghỉ. Dần dần anh đã trở nên ám ảnh với những việc xảy ra sau tấm gương đó. Cuộc hôn nhân, sự tỉnh táo và cuộc sống của anh dần bị đe doạ.
BÍ ẨN SAU TẤM GƯƠNG (tựa gốc: LOOKING GLASS) do Mega GS Entertainment và Saigon Movies Media phát hành tại Việt Nam, khởi chiếu trên toàn quốc từ ngày 02.03.2018 và không dành cho khán giả dưới 18 tuổi.
Bài cùng chuyên mục