Những nhà phát hành game luôn biết cách bào tiền game thủ và có những hãng sẵn sàng hút máu một cách tối đa những người hâm mộ của mình
Việc những nhà phát hành luôn có mọi ý do để moi tiền game thủ qua đủ những thể loại DLC có lẽ là một điều quá quan thuộc đối với cộng đồng game thủ rồi. Nhưng trong số những nhà phát hành đó thì cũng có nhiều hãng đã thực hiện việc "moi tiền" này mọt cách thái quá khiến cộng đồng game thủ không khỏi nổi giận.
Asura’s Wrath – True Ending DLC
Những nhiều DLC vô cùng tuyệt với đến từ những nhà phát hành như The Witcher 3 hay Fallout, một số khác thì có phần hơi rởm một tí như những item pack của EA, nhưng điểm chung của những nhà phát hành đó là dù có muốn bán DLC đến đâu thì cũng ít nhất để game thủ có thể hoàn thành game rồi mới bắt đầu bán DLC. Tuy nhiên điều này lại không áp dụng cho Capcom khi mà họ có thể bán một kiểu DLC vô tiền khoán hậu - DLC để mở khóa True Ending của game.
Cái tên mà chúng ta nhắc đến đó chính là tựa game Asura’s Wrath, tựa game được quảng bá như một phiên bản Devil May Cry mang vẻ thần thánh ngoài vũ trụ, đến khi được ra mắt thì cộng đồng game thủ đã chê bai không thương tiếc bởi gameplay quá tệ cùng lối chơi chán ngắt. Đến Ending của tựa game này cũng cụt ngủn đến khó hiểu, đến độ người chơi sau khi chơi game xong cũng không biết tựa game này đang muốn truyền tải thông điệp gì.
Capcom sẵn sàng sửa lỗi này, khi họ tuyên bố sẽ ra một DLC để mở khóa True Ending cho game. Mọi chuyện thật là hoàn mỹ nếu như chúng ta không phải bỏ 6.99 USD để có thể sở hữu nó, tin được không – thật sự là đỉnh cao của loài người khi bạn mua DLC để coi được True Ending của cốt truyện Asura’s Wrath.
The Saboteur – Trả tiền xem ngực trần của NPC
Mặc dù không muốn nêu tên của EA ra đây nhưng có vẻ như bất kì vụ việc nào liên quan đến việc hút máu game thủ cũng dính dáng đến EA. Trước khi tạo kỷ lục với màn lootbox huyền thoại trong tựa game Star Wars Battlefront II thì Ea đã có rất nhiều tai tiếng từ những vụ bán DLC hay item ingame mang tính hút máu cực mạnh. Một trong số đó là vụ việc của tựa game The Saboteur, với một cái ý tưởng siêu đẳng là để game thủ trả tiền để xem ngực trần của NPC.
Được phát hành cách đây gần 10 năm, The Saboteur có thể coi là một game AAA tương đối thành công của EA. Sự thể là trong The Saboteur có một phố đèn đỏ, nơi các em gái NPC sẽ nhảy múa thoát y trên sân khấu, nhưng nhấn mạnh ở đây là vẫn mặc đồ lót. Với một cái DLC có giá 3 USD, người chơi sẽ có thể xem ngực thật khi những em gái NPC cởi bỏ sạch sẽ phần phía trên – thực tế phết nếu xét theo tiêu chuẩn mấy club thoát y bình thường.
The Saboteur được phát hành cách đây gần 10 năm và đây có thể coi là một tựa game AAA tương đối tháy công của EA. Sự việc bắt đầu khi trong The Saboteur có một nơi được gọi là phố đề đỏ, nơi mà những chị chị em NPC sẽ nhảy múa thoát ý trên sân khấu, nhưng cần phải nhấn mạnh một điều là họ vẫn còn mặc đồ lót. Tuy nhiên với một DLC với giá chỉ 3 USD thì người chơi có thể được xem ngực trần của những NPC này.
Thực chất việc lộ ngực trần cũng là một tiêu chuẩn của những club thoát y bình thường, chưa kể đến việc The Saboteur vốn dĩ là một game rate M (mature), thành ra mấy cảnh lộ ngực này cũng không tính là phản cảm. Nhưng việc nhà phát hành muốn chơi có thể tận được cảm giác thỏa mãn của mình bằng việc bỏ tiền ra mua một DLC để xem ngực trần của một NPC. Đây chẳng khác gì một nude patch bảo hành chính hãng” vậy.
Mortal Kombat – Easy Fatalities
Những việc hút máu game thủ thường ít khi dính dáng đến những nhà phát hành của những tựa game đối kháng, đặc biệt là những trò bạo lực như series Mortal Kombat chẳng hạn. Nhưng điều này lại xảy đến với Mortal Kombat X, khi game cho phép người chơi bỏ tiền ra để sử dụng đòn dứt điểm Fatality chỉ với một nút bấm.
Những đòn dứt điểm đầy bạo lực và dã man Fatality là một thứ vô cùng nổi tiếng của thương hiệu Mortal Kombat, nhưng thay vì phải phối hợp những tổ hợp phím phức tạo thì nay, chỉ với 1 USD thì người chơ có thể sử dụng tất cả những Fatality mà mình mong muốn trong Mortal Kombat X.
Về cơ bản thì màn gian lận có trả phí này không ảnh hưởng gì đến game lắm, nhưng với những tựa game cần kỹ năng như game đối kháng mà cũng phải dùng tiền để mua những tính năng thì không được ổn cho lắm
Resident Evil 2 Remake – Original Soundtrack
Những thông tin về việc Resident Evil 2 Remake sẽ được phát hành trong năm 2019 đã khiến cho cộng đồng game thủ cảm thấy vô cùng hào hứng, khi mà cuối cùng Capcom đã làm ra một thứ gì đó ấn tượng sau từng ấy năm "vắt sữa" series kinh dị này. Tuy nhiên có vẻ như người chơi đã vui mừng hơi sớm, bởi vì Capcom vẫn tận thu từng đồng xu lẻ bằng việc lôi bản Soundtrack từ thời Resident Evil 2 cũ lên, sau đó bán chúng gộp vào với bản mới.
Theo đó thì người chơi nếu đặt bản Pre Order Resident Evil 2 Remake (bản Deluxe trở lên), ngoài những bonus liên quan đến trang phục hay vũ khí thì game thủ còn được nhận một bản Original Soundtrack cũ của bản Resident Evil 2 gốc. Vấn đề ở đây là cái Original Soundtrack đó đã được thu âm cách đây 20 năm, đáng lý ra nó phải được tich hợp kèm theo phần Remake mới đúng, và Capcom chả cần phải làm gì cực nhọc cả, chỉ cần tìm lại những file cũ, đưa chúng vào Resident Evil 2 Remake và thu tiền thôi.
Thật là một điều phi lý khi mà bắt game thủ phải bỏ tiền ra cho một cái Soundtrack đã 20 tuổi. Tận thu là một điều tốt nhưng tận thu kiểu này thì thật tình game thủ không thể nào vui nổi.
Metal Gear Survive – Save Slots
Bạn không hề nghe lầm đâu, người chơi phải bỏ ra một khoản tiền để có thể mua một slot save trong tựa game Metal Gear Survive. Thật ra thì tựa game này đã có một slot save mặc định ngay từ đầu, nhưng nếu người chơi muốn save sang slot thứ 2 thì có 2 cách duy nhất, một là xóa cái cũ hoặc phải bỏ tiền ra để mua 1 cái mới. Với 1000 coin (coi như 10 USD vì tối thiểu phải mua 1150 coin) thì game thủ mới có được một slot save thứ 2, một cái giá cực chát, bằng 1/4 giá tiền mua game (40 USD)
Và Konami đã rất hồn nhiên trong việc đưa "tính năng" này vào game, bất chấp việc họ đã từng mạnh miệng tuyên bố rằng " Sẽ không có Loot Box trong Metal Gear Survive", Và tất nhiên là họ không bán Loot Box, họ chỉ bản slot save với giá 10 USD một cái thôi.
Thậm chí cái tên Hideo Kojima (cha đẻ của dòng Metal Gear) còn không được nhắc tới, khi ở đoạn credit của Metal Gear Survive chúng ta có thể thấy dòng cảm ơn tới đội ngũ staff của Metal Gear Solid V – những người coi như đã gián tiếp tạo ra Metal Gear Survive. Vấn đề ở đây là ai cũng biết Metal Gear Solid V là thứ đẻ ra từ Hideo Kojima và Konami chỉ cho đúng 1 dòng như thế rồi chấm hết, chơi đẹp quả nhiên là đừng hỏi.
Theo Mọt Game