Tổng hợp những căn nhà kinh dị nhất nước Mỹ mà khi nhắc đến ai cũng phải kinh hãi
Dưới đây là những căn nhà kinh dị nhất nước Mỹ và gần như không ai dám lại gần vì những truyền thuyết đáng sợ mà nó mang lại cho những người sinh sống xung quanh
Chúng ta thường có mong ước được khám phá những ngôi nhà bị ma ám nhưng lại không đủ can đảm. May thay, nhiếp ảnh gia Misty Keasler đã dũng cảm đến thăm các địa điểm nổi tiếng này là chụp ảnh lại để cho mọi người thấy khung cảnh bên trong một ngôi nhà ma ám là như thế nào.
Theo kinh nghiệm của Misty Keasler, thứ mà chắc chắn khiến mọi người phải hét lên tại một ngôi nhà ma ám luôn là thứ không đáng để chụp ảnh.
Keasler cho biết: “Nếu chỉ nói về trải nghiệm một cách trực quan, thì các căn nhà ma ám thường rất nhạt nhẽo. Đơn giản là nó không hợp với các bức ảnh tĩnh thôi.”
Khi cô Keasler bắt đầu chụp ảnh những ngôi nhà ma ám cách đây ba năm, những vật được bày ra một cách cố ý, hay những sinh vật nhảy ra bất thình lình lại không lọt vào tầm ngắm của cô. Thay vào đó, cô tìm kiếm những cảnh tượng mà người xem khiến người xem cảm thấy bị ám ảnh, chứ không phải là sợ hãi ra mặt.
Cuốn sách của cô mang tên “Haunt” được xuất bản vào mùa thu năm ngoái, không nhằm mục đích hù dọa người xem mà thực chất là để cố gắng phơi bày một mặt khác của nước Mĩ, bằng cách thể hiện lại những hiện vật khiến cho người Mĩ thấy rùng mình mỗi khi trông thấy.
“Tôi thích ý tưởng đó và với công việc trên, tôi có thể hướng ống kính máy ảnh vào nền văn hóa của chúng ta” - Keasler nói.
Trước đó, chưa bao giờ Kesler lại tự coi mình là một fan hâm mộ của những thứ kinh dị. Cho đến năm 2015, cô cùng chồng mình đến thăm quan những ngôi nhà ma ám vào trước lễ Halloween. Quan điểm của cô đã thay đổi khi cô đến thăm Công viên của những ngôi nhà bị ma ám Thrillvania, một điểm du lịch hấp dẫn có diện tích trên 50 mẫu Anh phía đông Dallas. Nơi đây thường xuyên nằm trong danh sách những địa điểm thú vị nhất cho những người ưa mạo hiểm trên cả nước.
“Tất cả những gì tôi muốn làm là dừng lại và nhìn chăm chú vào từng góc của mỗi căn phòng”, cô nói.
Trong hai năm tiếp theo, cô Keasler đã đến thăm 13 ngôi nhà ma ám nổi tiếng ở Mĩ, nơi mà mọi ngóc ngách của ngôi nhà đều được thiết kế, đo đạc kĩ lưỡng để khiến người thăm quan có trải nghiệm rùng mình nhất có thể. Ở những nơi đó, cô đã tìm thấy chủ đề chính cho cuốn sách của mình.
Ở một bức ảnh, đống xương bám bụi được đặt trên bàn tiệc. Trong một tấm khác, những chiếc đầu bị cắt rời ra và được xếp thành một chiếc bệ lò sưởi. Ruột, gan hay nhiều thứ máu me khác cũng là những thứ chỉ xuất hiện trong các ngôi nhà ma ám.
Nhưng ở những hình ảnh khác, người ta lại tìm thấy những đồ vật, khung cảnh hết sức đời thường, có thể nằm ở bất cứ đâu. Đơn giản như chiếc máy bán thuốc lá tự động, hay là một tách trà, cành hoa lan, khu vườn nhỏ sau nhà.
Đây không phải là lần đầu tiên cô Keasler có hứng thú với những không gian được sắp đặt trước như thế này. Hơn một thập kỷ trước, cô đã chụp ảnh tại nhiều khách sạn tình yêu - một dạng nhà nghỉ cho thuê phòng theo giờ dành cho các cặp đôi - như một cách để hiểu sâu hơn về quan niệm trong chuyện tình dục của người Nhật Bản.
Tương tự, bằng cách chụp ảnh những ngôi nhà ma ám, Keasler muốn đặt ra câu hỏi về những nỗi lo lắng thường trực trong lòng nước Mĩ. Nắm bắt được tinh thần đó, những gì mà cô chụp lại chính là lời giải đáp cho những thứ mà nhiều người đang cố lảng tránh. Khi mối đe dọa chính trong những ngôi nhà ma thường là những kẻ giết người hàng loạt, thì khủng bố, bạo lực súng đạn lại không thường xuyên xuất hiện tại đây.
Đó hoàn toàn không phải là trùng hợp ngẫu nhiên. Ở Mỹ, cô phát hiện ra, các ngôi nhà bị ma ám vẫn cho phép con người ta có thể sống yên tĩnh bên trong nhưng lại khiến họ cảm thấy căng thẳng ở một mức độ nào đấy. Bằng cách nhận ra thiếu hụt về những mối nguy hiểm của các không gian này, cô nói, ta có thể bắt đầu biết đâu là những thứ làm cho người Mĩ phải luôn cảnh giác vào ban đêm.
Nguồn bài: The New York Times
Biên dịch: Lostbird
Bài cùng chuyên mục