Hoá thạch trứng khủng long lớn nhất thế giới được phát hiện ở Ấn Độ
Các tổ trứng trải dài theo hướng đông tây khoảng 1000 km, với sáu loài khủng long khác nhau.
Trong một nghiên cứu gần đây do Đại học Delhi vừa phát hiện, 92 ổ hóa thạch từ một số loài khủng long khổng lồ nhất của Ấn Độ. Trong đó có loài Titanosaur đã được phát hiện. Việc phát hiện hơn 250 quả trứng được bảo quản cung cấp dữ liệu chi tiết về cuộc sống loài khủng long cổ dài ở tiểu lục địa Ấn Độ.
Xương và trứng khủng long từ Kỷ Phấn trắng muộn (100,5 triệu năm trước - 66 triệu năm trước) được biết đến nhiều là tồn tại trong một nhóm đá gọi là Hệ tầng Lameta ở Thung lũng Narmada, miền trung Ấn Độ.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được sáu loài trứng khác nhau từ trứng của chúng, cho thấy sự đa dạng của các loài khủng long khổng lồ hơn so với trước đây được biết đến ở khu vực này. Từ cách bố trí tổ, nhóm nghiên cứu đã suy luận rằng những con khủng long này đã chôn trứng của chúng trong những cái hố nông, tương tự như cá sấu ngày nay.
Một số bệnh lý được phát hiện trong trứng, chẳng hạn như trường hợp hiếm gặp "trứng trong trứng", cho thấy rằng khủng long chân long titanosaur có sinh lý sinh sản tương tự như sinh lý của chim và có thể đã đẻ trứng theo trình tự, như đã thấy ở các loài chim hiện đại.
Harsha Dhiman, đứng đầu trong nhóm nghiên cứu cho biết : “Nghiên cứu của chúng tôi đã tiết lộ sự hiện diện của một trại sản xuất giống khủng long sauropod titanosaur rộng lớn trong khu vực nghiên cứu và cung cấp những hiểu biết mới về các điều kiện bảo tồn tổ và chiến lược sinh sản của khủng long sauropod titanosaur ngay trước khi chúng tuyệt chủng”.
Hoá thạch ổ khủng long được phát hiện cách nhau không xa. Từ Jabalpur ở thượng lưu thung lũng Narmada ở phía đông, đến những tổ từ Balasinor ở phía tây, các địa điểm làm tổ mới từ Quận Dhar ở Madhya Pradesh (Trung Ấn Độ), trải dài khoảng 1000 km. Đây có thể là kỷ lục mới trong việc phát hiện trại sản xuất giống khủng long lớn nhất trên thế giới.
Bài cùng chuyên mục