Lý Giải chi tiết US - Bộ phim kinh dị đậm màu sắc về chính trị xã hội
Us là 01 bộ phim không dành cho những người thích coi để giải trí, cũng như chưa nắm rõ về văn hóa đại chúng của Mỹ - nơi Jordan Peele lớn lên và những vấn đề mà họ đang gặp phải
Nếu như các bạn đã biết – US (Chúng ta) đã được công chiếu rộng rãi tại các cụm rạp ở Việt Nam. Us là 01 bộ phim kinh dị kiểu horror – thriller theo đúng style yêu thích của Jordan Peele, người đã được tượng vàng Oscars về kịch bản gốc xuất sắc nhất. Us là 01 bộ phim không dành cho những người thích coi để giải trí, cũng như chưa nắm rõ về văn hóa đại chúng của Mỹ - nơi Jordan Peele lớn lên và những vấn đề mà họ đang gặp phải. Chính câu nói của các “Mirror-ers” khẳng định mạnh mẽ “We’re American” – “Chúng tao là người Mỹ” đã xác định rõ ràng điều đó và cũng gây ấn tượng mạnh với mình.
Bài viết sau đây, sẽ chỉ là những chia sẻ lượm lặt về những chi tiết mà mình thấy thích khi được trải nghiệm bộ phim riêng thứ 02 của đạo diễn chuyên đóng comedy -hài hước nhưng đầy thông minh Jordan Peele.
1. Hand Across America:
Hẳn các bạn chắc còn nhớ về đoạn chiếu cận cảnh 1 đoạn truyền thông chạy trên TV về 01 campaign mang tên “Hand Across America” đúng không? Dòng chữ và con số 1986 luôn luôn được sử dụng và nhắc xuyên suốt bộ phim – cho đến tận cuối bộ phim. Đây là 01 sự kiện biểu tượng nhất của thập niên 80s với văn hóa pop – culture. Năm 1986 – là 01 năm của những sự kiện lớn – được nối dài chuỗi sự kiện nhằm gây quỹ chống nạn đói đang xảy ra – từ Band Aid tới Live Aid, Farm Aid. Nếu ai có coi “Bohemian Rhapsody” với nhóm nhạc Queen huyền thoại, hẳn còn nhớ tới concert iconic nhất của Freddie Mercury cũng vào năm 1985 tại Live Aid. Hand Across America – được tổ chức bởi USA for Africa (Nước Mĩ vì Châu Phi) – sau thành công vang dội gây quỹ được 53 triệu dollars sau hit của mọi thế kỉ “We’re the world” và tất nhiên, không phải ai ngoài Michael Jackson – The King of Pop. Các bạn cũng để ý chiếc áo mà Adelaide đòi bố cho chính là chiếc áo in hình Michael Jackson trong hit “Thriller” đình đám – chứng minh văn hóa thời điểm đó là Pop-culture và sự ảnh hưởng của MJ.
Hand Across America – được kì vọng là sẽ gây quỹ từ 50 triệu đến 100 triệu dollars cho vấn nạn nghèo đói và vô gia cư đang hoành hành ở Mỹ - bằng cách “Nối vòng tay lớn” 6 triệu người dọc khắp nước Mỹ, với sự tham gia của các ngôi sao thời đó (Trong đó có cả MJ, Yoko Ono *vợ của John Lennon*..). USA for Africa kì vọng về một kế hoạch thành công khác của họ - tương tự đối với We’re the world với 9 tháng chuẩn bị và hàng trăm nhân sự.
Cái hơn hết – cũng như RED (người trong gương của Adelaide) nói “Đây là 01 sự kiện sẽ gây chấn động toàn cầu, sẽ khiến chính phủ Mỹ và Liên Hiệp Quốc phải nhận ra điều gì đang xảy ra với thế giới thật của họ và họ sẽ biết sự hiện diện của những người nghèo đói và vô gia cư, khi mà ranh giới giàu nghèo ngày càng mở rộng ra”. Hand Across America cũng mong muốn một điều tương tự như vậy.
Nhưng phép màu không xảy ra. Có thể nói ngay bây giờ - khi nhắc tới “We’re the world” – chúng ta sẽ nhớ ngay tới Michael Jackson – nhưng nói về “Hand Across America” – nếu không xuất hiện trong “Us” của Jordan Peele – ai còn biết về nó?. Chiến dịch thất bại hoàn toàn khi không những chỉ thu được 16 triệu đô – ngang bằng với chi phí phải bỏ ra cho các hoạt động ngoài trời, truyền thông và ca nhạc. Chỉ có 16 bang và thủ phủ Washington DC được thông báo thực hiện – nhà tổ chức còn phải đối mặt với sự phản đối từ những thành phố bị loại khỏi chiến dịch này “Thật sự chúng tôi không đủ tư cách để thực hiện sự giúp đỡ 01 phần nào cho bộ mặt của nước Mỹ hay sao?”.
Chưa hết – và khá link tình tiết trong phim – đó là trong sự kiện hôm đó, tổng thống đương thời Ronald Reagan – cũng tham dự trong việc “Nối vòng tay lớn”. Nhưng ông bị chỉ trích gay gắt là tại sao có thể vui vẻ tham gia 01 sự kiện vì nạn đói và vô gia cư trong khi ông ta chính là 01 phần của hệ quả đó với các chính sách sai lầm của mình. ĐIỀU NÀY KHÁ LÀ LINK TỚI DONALD TRUMP – đương kim tổng thống của nước Mỹ - khi mà mới nhậm chức – ông Trump đã cắt giảm ngay các chính sách tài chính về Medical care cũng như với lượng homeless của nước Mỹ, điều mà tổng thống Barrack Obama lúc còn nhiệm chức tổ chức rất tốt.
Một điều nữa, việc xây 01 bức tường bằng người với ending cuối phim trải dài qua đồi núi sẽ nhắc cho chúng ta 01 hình ảnh mạnh mẽ về “Bức tường biên giới” tại Mexico mà Donald Trump đã dựng lên để kiểm soát gắt gao về lượng dân nhập cư. Điều mà ai cũng biết, sẽ dẫn tới vấn đề “phân biệt chủng tộc – phân biệt da màu” – 01 tư tưởng mà Jordan Peele hiểu hơn ai hết vì bản thân ông chính là 01 người da màu – bố Mỹ gốc Phi mẹ da trắng.
Điểm tồi tệ nữa là bài hát của chương trình – đúng nghĩa là 01 thảm họa – và sẽ được mãi lưu truyền về độ ảm đạm đến mức kinh dị cho 01 chương trình đầy tính nhân văn như thế.
Nó cũng ám chỉ cho việc theo mình nghĩ là Jordan Peele muốn nhắm tới “Các chương trình vô bổ, không thiết thực” hay “Cưỡi ngựa xem hoa” của các tổ chức Phi chính phủ, chính quyền về sự giảm bớt nạn đói nghèo, thất nghiệp và vô gia cư ở nước Mỹ khi đưa hình ảnh Hand Across America.
2. Con Thỏ:
Trong intro đầu phim với đoạn nhạc “Anthem” không thể nào ám ảnh hơn – chúng ta thấy một tổ hợp chuồng thỏ - được Red nhắc tới là thức ăn chính của “The Tethers” – những con người sống dưới hầm – raw and bloody – “Thịt sống và đầy máu”. Con thỏ đầu tiên là 01 con thỏ màu trắng thuần khiết – sau đó là sự xuất hiện của chú thỏ màu nâu – tượng trưng cho người da màu “?”. Và màn hình càng rộng ra, chúng ta còn thấy 02 con màu đen phía góc trên trong hỗn hợp thỏ trắng – theo mình hiểu, đó là “sự đa chủng tộc” của dân tộc Mỹ - với tư tưởng “Da trắng” cầm quyền. Nghệ thuật sắp đặt – nối 3 chú thỏ da màu theo hình tam giác – 01 symbol điển hình cho sự cảnh báo (Các biển báo warning đều tam giác các bạn nhớ không?)
À 01 chi tiết, có 01 chú thỏ râu kẽm – khá giống Hitler – đồ tể Nazi, phát xít Đức – có thể nói tới việc vào chiến tranh thế giới thứ 02 – phát xít Đức đã tiến hành nhiều thí nghiệm man rợ trên cơ thể động vật và trong đó có loài thỏ. Bao gồm nhân bản vô tính – kiểm tra các độ kích ứng trên da, tổn hại của các chất làm mỹ phẩm.
Điều này đã kết nối với phim như thế nào? Bằng việc thử nghiệm trên loài thỏ, Đức Quốc Xã đã nhân giống ra hàng ngàn con thỏ - với các mực độ độc tố khác nhau. Khi chiến tranh gần kết thúc, Phát xít Đức ra lệnh tiêu diệt hang thỏ đó – nhưng loài thỏ vẫn sống sốt và tồn tại mạnh mẽ, để rồi người ta tìm lại – thấy 01 khu vực toàn thỏ với nhiều con bị đột biến di truyền trong rất dị dạng. Khá giống trong phim đúng không nào?
Phát xít ĐỨc còn sử dụng chất có khả năng ăn mòn trực tiếp lên mắt của nhiều con thỏ - để từ đó đánh giá được tình hình mô mắt bị hủy hoại ra sao. (Nhớ cảnh cận mắt của con thỏ không?). Sau khi bị nhỏ những chất độc kia – những con thỏ đau đớn, cố gắng vùng vẫy ra khỏi “Sự kìm kẹp” “Ngục tù” đến nỗi gãy lưng, gãy xương. Điều này cũng khá là hàm ý khi những nhân vật sống trong hầm kia có hành vi đi đứng không mạch lạc và khá là xiêu vẹo.
Còn 01 điều nữa là chú thỏ là biểu trưng của “Alice in the Wonderland” – “Alice lạc vào xứ sở thần tiên”. 01 bộ phim nổi tiếng của Disney về việc 01 cô bé lạc qua 01 thế giới khác thông qua hang thỏ (?), cũng giống như RED xâm nhập vào thế giới mặt đất kì diệu thông qua hầm thang cuốn để gặp Adelaide.
3. 11:11
11:11 không phải là con số mà chúng ta hay nói là khi nào có người nhớ thì mới hiện ra đâu. 11:11 được ẩn khá nhiều trong phim – từ tờ giấy mà anh chàng vô gia cư ghi “Jeremiah 11:11” mà Adelaide thấy – tới đồng hồ báo thức lúc thằng bé chỉ cho Adelaida (RED) tới gã “bù nhìn” với bàn tay nhỏ máu (các bạn chú ý sẽ thấy 02 ngón chảy máu, 02 ngón không – thể hiện 11:11).
11:11 là 01 hình ảnh hàm ý về việc “đối xứng” - ở đây : chính là 1 cái cổng, 1 chiếc gương copy nguyên trạng. Nhưng bám sát theo cơ chế của phim, 11:11 có đa nghĩa.
Thứ nhất, 11:11 “Everything is the Result of Your Thoughts and Feelings” – “Mọi thứ là kết quả từ suy nghĩ và cảm xúc của bạn”. Theo như trong phim – Adelaide đã có những biến cố về tâm lí về sự việc xảy ra hồi bé – nhưng đó cũng là kết quả của việc suy nghĩ đa chiều và thay đổi từ khi gặp RED.
11:11 “You are on the Path of Awakening as You “Remember” Yourself” – “Bạn đang trên con đường thức tỉnh khi bạn nhớ lại được chính mình”. They are Us! Chính lời nói của Jason đã đánh động tới điểm này – cũng như đoạn cuối phim – Plot Twist xoay hết tình tiết. Adelaide mới thực sự là RED, còn RED mà chúng ta biết chính là Adelaide hồi bé – cô nàng đã nhớ lại mình là ai, mình đã làm gì và mình phải làm gì tiếp theo. Đó cũng là nụ cười đầy ẩn ý của Adelaide “RED” dưới cái nhìn đầy nghi hoặc của Jason.
Jordan Peele hẳn cũng muốn nói với thế giới, chúng ta (Đặc biệt là nước Mỹ) đang trải qua những ngày “quên mất cộng đồng là ai?” “bỏ quên những con người sống dưới tầng hầm” “Chỉ tập trung vào sự hào nhoáng của nước Mỹ - của 01 nước đi đầu” mà quên được những yêu cầu căn bản nhất. Không đúng với bản tuyên ngôn độc lập của Hợp Chủng Quốc Hoa Kì.
4. Cái kéo:
Cái kéo – tại sao là vũ khí đặc trưng của “The Tethers” – cũng như 11:11 – cái kéo tượng trưng cho sự đối lặp – nối liền bởi 1 điểm đinh nối – và diễn ra song song với nhau. Cái kéo hoạt động khi 02 phần của nó cùng hoạt động – Mỗi thứ đều có sự tương tác và kết nối lẫn nhau. Đồng thời – Cái kéo cũng là 01 con dao có 02 lưỡi (Hay 02 con dao tách biệt). Vũ khí có thể làm tổn hại chúng ta bất kì lúc nào (Jordan Peele có lẽ ám chỉ tới ISIS – theo tin đồn là đứa con cưng của Mỹ - được dùng làm rối loạn bộ máy chính quyền ở Trung Đông – và quay ngược lại phản pháo nước Mỹ (?).
5. Siêu thực:
Jordan Peele hẳn cũng muốn nói về việc “Đẹp đẽ quá mức” trên phim ảnh, phương tiện truyền thông và mạng xã hội. 02 thế giới – 01 trên mặt đất, 01 dưới mặt đất. Có lẽ “overground” là mean tới “ những gì chúng ta đang thể hiện ra ngoài, đang vui vẻ hạnh phúc” còn “underground” là “sự thực phơi bày, những thứ mà con người không biết vẫn đang diễn ra hàng ngày”. Vấn đề này cũng đề cập tới “Eco gap” – khúc gãy của mỗi xã hội. Có kẻ ăn sung mặt sướng, có kẻ ăn tươi nuốt sống, có kẻ sinh thoải mái trong bệnh viện, có kẻ phải tự mổ bụng sinh con. Có kẻ làm phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng đó chẳng khác gì lấy cái kéo rạch mặt. Đều là những hình ảnh mà không ai muốn nhắc tới, muốn xuất hiện trên các mặt báo – nhưng nó vẫn diễn ra hàng ngày!.
6. Adelaide – RED:
Các bạn có để ý thấy? Chỉ mỗi RED (người mẹ) có khả năng nói tiếng người – dù rất khó nghe và cực kì khó khăn, còn lại toàn bộ các nhân vật còn lại đều chỉ gào lên giống động vật không. Nếu các bạn nhớ - RED (đầu phim) chính là Adelaide còn nhỏ bị bắt xuống và lớn lên trong 01 môi trường không tiếng người, không giao tiếp – đó cũng chính là lí do mà sau này RED (FAKE) nói được nhưng rất khó khan. Còn RED (REAL) thì sau khi trà trộn và hòa nhập thành công, cô bé này không có khả năng nói và giao tiếp (Như vị bác sĩ kia nói) – phải mất 01 thời gian dài học và bị đoán là “Gặp vấn đề trong khả năng giao tiếp”. Tuy nhiên, sau khi xem hết phim – mình đã hiểu được lí do vì sao RED (FAKE) lúc chơi trong phòng chờ của bác sĩ – lúc người bố đi ra – nhìn rất là e sợ (Sợ bị phát hiện) và người bố (dường như đã hiểu something wrong with daughter) chỉ dám vỗ nhẹ, vuốt tóc dù đầu phim khá thân thiết kiểu đùa cợt với con gái mình.
01 điểm nghi vấn tiếp theo là : JASON O (Mặt đất) và JASON U (Dưới đất) – khi 02 đứa chơi trong phòng kín với magic trick của JASON O và que diêm của JASON U – mình không rõ về việc 02 đứa này có thực hiện nghi thức trao đổi linh hồn hay không. Vì tiếng quẹt lửa xoạch xoạch và que diêm khá giống 01 hình thức tráo hồn trong 01 nghi thức mà mình có đọc ( nhiều phim cũng sử dụng hình ảnh này). Để rồi khi mà hình ảnh JASON U đi lùi vào xe cháy – người mẹ lúc đầu không bay vào giết ngay mà có cái nhìn rất thân thương và đau đớn khi đứa con chết. Điều này chứng tỏ JASON người kia không phải là JASON đầu phim và chỉ có người mẹ mới hiểu đứa con như thế nào.
Khi RED FAKE bắt cóc JASON – cô ta cũng không hề mảy may hại gì thằng bé – (Thằng bé còn trốn được cơ mà) – và lúc hai mẹ con (Sau khi giết RED FAKE) – RED REAL khá là thỏa mãn và cười y hệt điệu cười của RED FAKE. JASON tỏ ra run sợ (Vì lúc này theo logic là JASON U – con của RED FAKE). Đó cũng là lí do giải thích vì sao cuối phim, JASON nhìn mẹ với ánh mắt hoài nghi – e sợ và kéo mặt nạ xuống, thói quen thường thấy của PLUTO (JASON dưới mặt đất).
7. Bộ đồ màu cam:
Bộ đồ này sẽ cho những bạn hay coi phim Mỹ dễ dàng nhận ra đó là bộ quần áo cam thường thấy ở các tù nhân ở Mỹ - ngay cả cách họ làm việc theo quy cũ, như xếp chăn màn – đi lề thẳng lối – cũng là 01 trong những cách chính phủ Mỹ “dạy dỗ” các tù nhân của họ. Giường và cách sắp xếp chăn màn – khá giống với trạm xá, hay doanh trại chiến tranh. Ám chỉ việc sống dưới đó không khác gì 01 tù nhân – hay có cả quân đội – maybe?
Màu cam nhưng với phần đỏ nhiều – tượng trưng cho Đảng Cộng Hòa – Đảng mà Tổng Thống Mỹ - Donald Trump đang cầm quyền.
Nguồn bài: Trí Minh Lê - Creepypasta Việtnam
Bài cùng chuyên mục