Black Panther: Những lý do khiến phim được đề cử Oscar (Phần 2)
Tiếp tục đến với những lý do về việc Black Panther trở thành bộ phim Siêu anh hùng đầu tiên được đề cử Phim hay nhất tại Oscar 2019 sắp tới
Xem thêm:
+ Oscar 2019: Black Panther tranh cử Phim hay nhất.
+ Black Panther ăn gạch đá khi được đề cử Phim xuất sắc nhất.
+ Black Panther: Những lý do khiến phim được đề cử Oscar (Phần 1).
Thể hiện ý nghĩa của tính đại diện
Marvel luôn nói rằng vũ trụ của họ mang ý nghĩa đại diện cho thế giới bên ngoài khung cửa sổ, truyện tranh của họ có thể luôn phản ánh sự đa dạng trong thế giới đó. Nhưng điều này không thường xuất hiện trong truyền thông, và chắc chắn chưa từng có trong MCU cho đến khi các dự án như Black Panther và sắp tới là Captain Marvel lần lượt ra đời. Black Panther chắc chắn không phải bộ phim chuyển thể truyện tranh đầu tiên có người da đen là nhân vật chính, hay là bộ phim đầu tiên đặt cột mốc trong thể loại này (Nếu không phải vì phim của Wesley Snipes, thể loại này sẽ không tồn tại như bây giờ), nhưng nó là bộ phim thể hiện sự tôn trọng rất lớn.
Black Panther thể hiện tính đại diện cho cộng đồng người da màu
Toàn bộ dàn diễn viên đều là người da màu, vốn là điều cực kì quan trọng, nhất là trong một thế giới mà những nhóm thiệt thòi thường được giao cho các vai phụ trong các bộ phim Hollywood mà chủ đạo là người da trắng. Sự cường điệu và cảm xúc đi kèm với việc ra mắt Black Panther cho thấy bộ phim này có ý nghĩa thế nào với rất nhiều người khác nhau, và trong khi các tin đồn của một mối quan hệ LGBT bị cắt bỏ đang gây thất vọng (và là biểu tượng của toàn bộ phim Marvel hiện nay, bao gồm cả miêu tả về Valkyrie trong Thor: Ragnarok), điều đó không làm mất đi tính đại diện của bộ phim.
Black Panther mang đến các nền văn hóa khác nhau của Châu Phi
Thay đổi những ngụ ý cũ của MCU
MCU có thể có một kiểu công thức cho các bộ phim của mình, nhưng Black Panther đã thay đổi nó hoàn toàn. Dù rằng vẫn có một khiếu hài hước kinh điển của Marvel, nhưng nó tạo cảm giác hợp lý hơn. Cùng với việc bộ phim mang đến một phản diện tuyệt vời, dành thời gian để phát triển hắn và phá vỡ quy ước với "phong cách nội bộ" của Marvel (khi nhắc đến các mối liên hệ), người hâm mộ đã có được bộ phim độc đáo nhất trong MCU từ trước đến nay. Điều này thể hiện rất nhiều trong cách mà Black Panther đối xử với dàn diễn viên phụ; theo một hướng nào đó, toàn bộ đều tạo cảm giác không thể thiếu với cốt truyện tổng thể của bản thân bộ phim, bất kể thời lượng xuất hiện trên màn hình của họ là bao lâu.
Mỗi nhân vật trong Black Panther đều có vai trò khi xuất hiện
Đó là một sự hòa hợp xuyên suốt bộ phim, và trong khi nó cũng là một bộ phim về nguồn gốc siêu anh hùng, sức mạnh thực sự của Black Panther nằm ở Boseman cùng với dàn diễn viên phụ của anh, những người đều đã nổi bật trong các phân cảnh của mình theo nhiều cách. Điều này thật sự mới mẻ - không phải chưa từng có bất kì sự đồng điệu nào trong quá khứ của Marvel, nhưng Black Panther là bộ phim thể hiện điều đó tốt nhất.
Black Panther thể hiện sự đồng điệu giữa các nhân vật
Hành động mang cảm giác chân thực
Đúng vậy, Black Panther có thể đã sử dụng rất nhiều CGI (đôi khi còn gây hại cho chính bộ phim), nhưng nó vẫn biết cách tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ khi cần. Từng làm đạo diễn cho bộ phim Creed, vốn nổi tiếng với sự kịch tính và độ chân thực trong các cảnh chiến đấu, đạo diễn Coogler đã được trang bị đủ tốt để làm cho Black Panther trở thành một bộ phim hành động thật sự hấp dẫn. Bộ phim mang đến tốc độ nhanh một cách điên cuồng, và đôi khi còn bạo lực hơn những nỗ lực của MCU trước đó. Các cuộc đối đầu giữa T'Challa và Killmonger trong lần tranh ngai vàng đầu tiên, và giữa Nhà vua với Killmonger trong phân cảnh sau đó được coi là những trường đoạn chiến đấu cực tốt của MCU.
Không quá cầu kì về kĩ xảo, Black Panther đánh tay bo vẫn tốt chán
Những rủi ro là có thật, một phân cảnh sống hoặc chết thật sự, và cả hai đều mang tính thuyết phục rất cao. Bên cạnh đó không thể không kể đến màn rượt đuổi ở Hàn Quốc, vốn đã rất đáng xem nhờ vào sự can thiệp của Shuri, nhưng cách ghi hình của nó còn mang sức hút tốt hơn nữa. "Móng vuốt" của Klaue khiến cho chiếc xe được gia cố của Nakia và Okoye thành sắt vụn (dẫn đến một cảnh quay hài hước khi nhân vật của Nyong'o's chỉ còn ngồi trên ghế trước của xe với tay còn cầm bánh lái), và T'Challa phải sáng tạo trong lúc mặc bộ trang phục của mình để đuổi kịp. Tất cả đều được ghi lại rất tốt, với những trận chiến lớn và điên cuồng được cân bằng bởi nhiều cuộc đối đầu mang tính cá nhân hơn.
Tiếp nổi kỉ lục đầy tính thuyết phục của Marvel với các bộ phim gốc
MCU vốn nổi tiếng với các bộ phim nói về nguồn gốc siêu anh hùng. Iron Man, Captain America: The First Avenger, Doctor Strange và Ant-Man đều nhận được đánh giá tích cực, và đúng là Marvel đã làm tốt hơn nhiều so với bất kỳ hãng nào khác để làm ra tiền đề đó. Sự mệt mỏi xung quanh các câu chuyện đó - được "hỗ trợ" một phần bởi những bộ phim thiếu chất lượng hơn từ khoảng đầu những năm 2000 - đã diễn ra cho đến khi Iron Man xuất hiện vào năm 2008. Dự đoán thú vị dành cho Marvel trong những năm gần đây xoay quanh cách mà họ giữ được đà phát triển đó.
Iron Man là ví dụ điển hình cho dòng phim đơn lẻ của Marvel
Với Infinity War và bộ phim Avengers tiếp theo sẽ mở ra một thời đại mới cho thương hiệu hàng đầu của thể loại phim dựa trên truyện tranh, rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện để giới thiệu các nhân vật mới như Ant-Man, Doctor Strange và sắp tới là Captain Marvel. Những người hùng này, cùng với Black Panther, sẽ dẫn dắt giai đoạn tiếp theo của MCU. Trừ Captain Marvel, ba nhân vật còn lại giờ đây đều có câu chuyện nguồn gốc của riêng mình, và đặc biệt là chúng được sản xuất theo một hướng đi không thực sự mang tính nguồn gốc cho lắm. Chúng ta đã thấy những người hùng này phát triển với một tốc độ thực tế, sự phơi bày được xử lý trôi chảy, và bản thân các bộ phim đều rất táo bạo, dễ tiếp cận.
Các siêu anh hùng Marvel dành cho Giai đoạn 4 và xa hơn nữa
Black Panther, với toàn bộ truyền thuyết về Wakanda, hướng xây dựng thế giới và nhiều chi tiết khác, cũng tiếp nối xu hướng đó. Nó thậm chí còn xây dựng dựa trên điều đó, mang đến cho Marvel một nền tảng khác để mở rộng vũ trụ của họ và một lựa chọn các ngôi sao khác để dẫn dắt nó trong những năm tới.
Một cảnh After-Credit mang ý nghĩa lớn
Black Panther có thể không mang tới một lượng lớn các mối liên hệ, nhưng kết thúc của nó trở nên mạnh mẽ hơn vì điều đó. Từ trước đến nay Marvel luôn được xem là một hãng phim nổi tiếng với các đoạn phim after-credit, và khiến khán giả thường xuyên ngồi lại trong rạp rất lâu sau khi phim đã chiếu hết để trở thành những người đầu tiên biết được điều gì đang diễn ra. Không cần phải nói, đó là một chiến thuật hiệu quả, khi hãng thường xuyên tung ra mid-credit và after-credit để hé lộ thêm về tương lai thương hiệu kể từ sau Iron Man.
Với Black Panther, yếu tố đó còn mang nhiều ý nghĩa hơn nữa. Đoạn After-Credit sau giới thiệu về việc Bucky đang phục hồi ở Wakanda, và lời xác nhận góp mặt của Black Panther với Avengers: Infinity War. Nhưng đoạn mid-credit chứa đựng thông điệp sâu sắc và ý nghĩa về chính trị. T'Challa chào đón sự hoài nghi trước những nỗ lực của Wakanda trong việc tăng cường quan hệ ngoại giao và viện trợ quốc tế với một nụ cười mỉm, nhấn mạnh rằng Wakanda - từng là một quốc gia bao trùm trong sự bí ẩn - sẽ mở ra với thế giới. Những hé lộ và mối liên hệ đó luôn được người hâm mộ chào đón, và một phân cảnh với những mối liên hệ thực tế về chính trị đó đủ sức đánh bại bất kì cái kết "nhá hàng" nào khác.
KL Jackarl
Nguồn: Sưu tầm
Bài cùng chuyên mục