Bất ngờ với những tựa phim mà trẻ em không được xem vì quá bạo lực và khiêu dâm

Có những bộ phim vốn đã bị gắn nhãn 18+, R, thậm chí sau đó đã bị cấm chiếu vì có nội dung bạo lực và khiêu dâm nhưng trước đó những khán giả khi xem phim hoàn toàn không biết đến điều này.

1. Bodyhood (2014)

Không cần bàn tới độ xuất sắc của Bodyhood vì ra khi vừa ra mắt, bộ phim đã nhận được cơn mưa lời khen tời giới phê bình và nhận được một giải Oscar và 3 giải Quả cầu vàng năm 2014. Được biết, đạo diễn Richard Linklater đã phải tiêu tốn hơn 12 năm trời ròng rã để hoàn thành bộ phim.

Boyhood là bộ phim miêu tả bức chân dung mang tính ngổn ngang, hoài cổ của tuổi trẻ ở Texas thông qua cuộc hành trình của của cậu bé Mason từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Dẫu vậy nhưng nó đã bị gắn nhãn R bởi có nhiều cảnh trẻ vị thiếu niên uống rượu, hút cần khi chưa đủ tuổi.

2. Almost Famous (2000)

Được mệnh danh là bộ phim hay nhất về thể loại nhạc rock, Almost Famous chính là bộ phim hài kịch nổi tiếng từng nhận giải Oscar cho hạng mục "Kịch bản gốc xuất sắc nhất".

Nội dung của bộ phim kể về hành trình của cậu bé  15 tuổi  William Miller khi quyết định theo chân nhóm nhạc rock Stillwater để dấn thân vào con đường tìm kiếm hào quang của sự nổi tiếng. Dù là một bộ phim vui vẻ đầy sắc màu thế nhưng bộ phim ngay sau đó cũng bị cấm trẻ em vì được lồng ghép trong đó là đầy rẫy những cảnh về tình dục, ma tuý, thác loạn.

3. The Conjuring (2013)

Cái tên kinh điển của Vũ trụ kinh dị The Conjuring không thể không góp mặt trong danh sách này. Mặc dù không chứa ngôn ngữ bạo lực hay nội dung khiêu dâm như nhiều phim kinh dị khác, thế nhưng lý do duy nhất khiến The Conjuring bị giới hạn độ tuổi đó chính là vì nó quá đáng sợ. Rất nhiều người khi xem phim xong đã khẳng định rằng bộ phim có những hình ảnh quá kinh dị và là một cơn ác mộng thực sự cho cả những người trưởng thành.

Bộ phim dựa trên chuyện có thật về chuyến trừ tà của Ed Lorraine Warren đến gia đình nhà Perron gồm hai vợ chồng và 5 cô con gái chuyển đến một ngôi nhà ở vùng quê Harrisville để sinh sống với nhiều hy vọng về một cuộc sống bình yên mới. Thế nhưng, họ lại không ngờ được đây là một ngôi nhà bị quỷ ám với nhiều linh hồn oan khuất còn sống lảng vảng rất nhiều năm. Mọi chuyện kỳ bí bắt đầu xảy ra với từng thành viên trong gia đình và cuộc trừ tà biến thành nơi quỷ ám đẫm máu. 

4. Billy Elliot (2000)

Được xếp vào một trong 39 bộ phim xuất sắc của Anh, Billy Elliot là bộ phim cảm động, hấp dẫn về cậu bé 11 tuổi xuất thân từ gia đình thợ mỏ nhưng có niềm đam mê múa ballet cháy bỏng.

Tuy nhiên chỉ vì một câu thoại mà nhân vật Billy sử dụng chứa ngôn ngữ không phù hợp đã khiến toàn bộ phim bị giới hạn độ tuổi. Việc này làm các nhà sản xuất phải phát hành thêm phiên bản PG-13 cắt bỏ hoàn toàn câu thoại đó để chứng tỏ rằng nội dung bị gắn mác 17+ duy nhất trong phim là do một từ ngữ mà thôi.

5. Begin Again (2013)

Mark Ruffalo  Keira Knightley đã tạo ra một câu chuyện lãng mạn, diệu kỳ trong Begin Again. Âm nhạc đã kết nối hai tâm hồn nghệ sĩ đơn độc và chữa lành những tổn thương trong quá khứ của cả hai. Dù vậy, một số lời thoại có sử dụng ngôn ngữ khiếm nhã đã khiến Begin Again trở thành bộ phim không dành cho trẻ em dưới 17 tuổi.

6. The King's Speech (2010)

Là một bộ phim bán lịch sử và mang đậm tính kể chuyện, nội dung của The King's Speech lấy bối cảnh thế giới đang đứng trước bờ vực của Thế chiến thứ II. Đế quốc Anh dưới sự trị vì của George V bắt đầu diễn ra cuộc truyền ngôi. Ngay sau đó, George VI đã phải nhận ngôi bất đắc dĩ và bắt đầu cuộc hành trình chữa tật nói lắp của mình để đọc bài diễn văn chiến tranh và trị vì đất nước.

Nằm trong top những bộ phim hay nhất về lịch sử của nước Anh, The King's Speech truyền tải thông điệp đầy cảm hứng về việc vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình. Tuy nhiên bộ phim lại khiến nhiều người bất ngờ khi cấm trẻ em và nguyên nhân có lẽ là vì nhân vật Vua George VI có nhiều phân đoạn sử dụng từ ngữ mạnh, chửi thề, không phù hợp. 

7. The Matrix (1999)

Đây là một bộ phim kinh điển của thời đại lúc bấy giờ vì ngay khi nó vừa ra mắt, cuộc chiến giữa người và trí thông minh nhân tạo Al đã gần như khiến loài người phải đặt câu hỏi xem cuộc sống hiện ta đang sống có thực hay không? Với những gì mà nó làm được, bộ phim đã được công nhận là có ảnh hưởng đến văn hoá đại chúng và thu về 460 triệu USD tại các phòng vé trên toàn cầu. Có lẽ vì thế nên nhiều người mới vỡ lẽ khi biết rằng The Matrix nói riêng và cả series này nói chung đều bị dán nhãn R bởi những cảnh đánh đấm bạo lực.

Tuy nhiên nhiều nhà phê bình cho rằng đây là điều không công bằng cho The Matrix. Vì những phân cảnh hành động của phim nhẹ nhàng hơn khá nhiều những phim siêu anh hùng thời nay đều được gắn nhãn phù hợp cho trẻ em như The Avengers, Mission Impossible hay The Dark Knight. Nói về điều này, nhiều người vẫn hay thường nói đùa rằng The Matrix là một bộ phim sinh ra nhầm thời đại. 

8. Stand By Me (1986)

Dựa trên cuốn tiểu thuyết The Body của ông hoàng kinh dị Stephen King, câu chuyện của Stand By Me xoay quanh 4 cậu bé 12 tuổi và hành trình đi tìm... xác chết của một cậu bé khác bị tàu đâm. Với cốt truyện đơn giản, thế nhưng với cách truyền tải nội dung về những đứa trẻ trong phim khi chúng giã từ tuổi thơ ngây để thật sự đến với cái gọi là cuộc đời: từ hút thuốc, chửi thề đến bạo lực, biến chất,... tác phẩm kinh điển của đạo diễn Rob Reiner Viking đã bị gắn nhãn R.

Mặc dù rất nhiều người đã không hài lòng về xếp hạng này nhưng chính cha đẻ của bộ tiểu thuyết gốc - Stephen King cũng đã khẳng định rằng bộ phim nên giới hạn độ tuổi khán giả vì những gì diễn ra trong phim, nó sẽ khiến bạn bỗng nhiên cảm thấy tuổi thơ tăm tối đến cùng cực.

 

 

Bài cùng chuyên mục