Review Đại Chiến Thành Ansi - Oai hùng, Máu lửa và Hoành tráng

Đại Chiến Thành Ansi hiện nay đang là bộ phim về đề tài chiến tranh hay nhất năm 2018, được giới điện ảnh Hàn Quốc ra mắt và đón nhận những lời khen từ đông đảo khán giả trên thế giới.

Đại Chiến Thành Ansi đã tạo nên một ấn tượng rất tốt nhờ vào cốt truyện hấp dẫn đầy nút thắt cùng với hiệu ứng điện ảnh và những pha hành động đầy ấn tượng. Bộ phim kể vể cuộc chiến đấu vĩ đại kéo dài 88 ngày giữa quân đội Goguryeo do Thành chủ Yang Man-chun chỉ huy chống lại 20 vạn quân xâm lược nha Đường vào năm 645. Khán giả sẽ bị cuốn hút theo từng cảnh quay, cốt truyện xuyên suốt và cảnh chiến đấu hoành tráng mà đội nhà Hàn Quốc đã làm nên được, không hề thua kém hãng phim Mỹ nào hiện tại.

Image result for đại chiến Ansi

Hiệu ứng điện ảnh đẹp mắt, võ thuật mãn nhãn

Điều khiến cho Ansi thu hút khán giả chính là hiệu ứng điện ảnh tái hiện lại rất chân thật không khí tàn khốc đáng sợ của chiến tranh. Trước màn ảnh lớn, người xem có thể cảm nhận được và thốt lên rằng: " Ồ hóa ra chiến tranh là như thế này !". 

Khác với các bộ phim điện ảnh của Hàn Quốc khác, bằng cách vận dụng tối đã kỹ xảo điện anh, đạo diễn Kim Kwang-sik đã làm nên điều không tưởng khi mà tạo nên đội quân nhà Đường theo cách chân thực và oai hùng nhất có thể. Người xem có thể cảm nhận thấy những hiệu ứng này hoàn toàn chân thực và không hề thua kém bất kỳ bộ phim điện ảnh Hollywood nào. Đây là một điều đáng mừng cho điện ảnh Hàn Quốc.

Các diễn viên vào vai các võ tướng của Yang Nam – Chun thể hiện những màn chiến đấu võ thuật rất chân thật và xuất sắc. Mỗi người lại có 1 cá tính riêng và khiến cho khản giả phải nhớ.

Image result for đại chiến thành ansi

Điểm trừ nho nhỏ ở đây là đất diễn của thanh niên Samul lại quá ít và quá trình thay đổi suy nghĩ của anh cũng giải quyết khá ngắn gọn, có lẽ do sự hoành tráng của cuộc chiến đã khiến cho đạo diễn phải giảm bớt những phân đoạn thể hiện rõ hơn nội tâm của chàng trai trẻ mà lẽ ra nên có đất diễn này thì có khi sẽ thu hút được 1 lượng khan giả là nữ đấy.

Đại Chiến Thành Ansi(1)

Một trong những yếu tố  làm nên sức hút của dòng phim hành động chiến tranh sử thi là phục trang, đạo cụ và những bối cảnh hoành tráng. Trong Đại Chiến Thành Ansi, có thể thấy được bộ phim đã đầu tư rất kĩ về trang phuc cũng như cách tạo hình các nhân vật đúng với những năm 645, góp phần mang lại cảm giác chân thực và tái hiện rõ hơn cuộc chiến tại thành Ansi.

Đại Chiến Thành Ansi

Bên cạnh yếu tố hóa trang, xây dựng đại cảnh và bối cảnh là phần không thể thiếu trong bất kì bom tấn hành động nào về đề tài chiến tranh lịch sử. Có thể thể thấy được trong 45s của teaser đầu tiên, Đại Chiến Thành Ansi cho khán giả thấy được độ công phu và sự đầu tư khủng về hình ảnh với hàng vạn kỵ binh mang trên mình những bộ áo giáp và mặt nạ được làm một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Những pha áp sát của 2 bên, những pha vung kiếm cũng những mũi tên lao như bay từ hai phía được hiện lên một cách đầy táo bạo và mang chất hành động cao.

Image result for đại chiến thành ansi

Chiến thuật, cách điều động những đội binh, những loại vũ khí, chiến tài uy lực là điều không thể thiếu trong các tác phẩm chiến tranh. Trong Đại Chiến Thành Ansi những vũ khí thô sơ như cung, kiếm và khiên, những chiếc thang khổng lồ để công thành, hay những bánh xe lửa cháy sáng cả một vùng tối tạo nên sức hút cực kì đặc biệt. Chắc chắn đây là một tác phẩm phải xem ở rạp để cảm nhận trọn vẹn sự hùng tráng từ hình ảnh đến âm thanh.

Đại Chiến Thành Ansi

Lịch sử trận chiến thực tế...

Trong thư tịch Trung Quốc, từ Goguryeo được chép là “Cao Cú Ly” (chữ “ly” có bộ mã phía trước, nghĩa là ngựa ô), gọi tắt là “Cú Ly”. Vương quốc này hình thành từ năm 37 trước Công nguyên (CN), kéo dài 705 năm, bị diệt vong năm 668, từng là một chính quyền dân tộc thiểu số có ảnh hưởng rất lớn ở miền Đông Bắc Trung Quốc.

Năm 108 trước CN, Hán Văn Đế thiết lập 4 quận để quản lý cả vùng Liêu Đông và Bắc bán đảo Triều Tiên. Người Cao Cú Ly tụ cư ở quận Huyền Thố.

Năm 37 trước CN, Chu Mông, người Phù Dư, đã xây dựng chính quyền Cao Cú Ly. Chu Mông (Jumong, 59-19 trước CN) lập quốc lúc mới 22 tuổi, người trong nước hầu hết đều lấy họ Cao (Ko).

Sau khi qua đời năm 40 tuổi được đặt tên húy là Chu Mông, hiệu là Thanh Minh Thánh đại vương. Thời thịnh nhất, thế lực của vương quốc này lan rộng khắp Bắc bán đảo Triều Tiên, Liêu Hà và Đông Nam Cát Lâm.

Năm 668, Cao Cú Ly bị liên quân triều Đường và Tân La (vương quốc hình thành phía Đông Nam bán đảo Triều Tiên) tiêu diệt.

Từ đời Hán đến đời Đường, các vương triều phân lập đều nhìn nhận Cao Cú Ly là chính quyền rất hùng mạnh của dân tộc thiểu số vùng Tân Cương (lúc ấy xem như lãnh địa ngoài Trung Quốc).

Các triều Tùy, Đường tìm mọi cách, bằng mọi giá thống nhất bằng được Cao Cú Ly để triệt hậu hoạn. Xem mình là chính quyền địa phương, vương triều Cao Cú Ly cũng chủ động thiết lập mối quan hệ thần thuộc với vương triều trung ương.

Tuy sau cùng không tránh khỏi bị tiêu diệt, nhưng Cao Cú Ly cũng đã kịp xây dựng cho mình một bản sắc văn hóa riêng với những di sản độc đáo.

Image result for Cao Cú Ly

Cốt truyện trong phim bám sát lịch sử và tái hiện lại vô cùng xuất sắc

Sau khi bị đánh bại bởi quân đội nhà Đường. Yeon Gaesomun – Tể tướng của Goguryeo đã cử chàng lính trẻ tuổi Samul để ám sát Thành Chủ Yang Nam-chun vì tội danh phản bội lại đất nước. Tuy nhiên ngay khi đã gặp mặt Yang Nam - Chun, Samul đã thay đổi suy nghĩ của mình và cùng với dân thành Ansi chiến đấu chống lại quân ngoại xâm.

Đây được xem là 1 câu chuyện thần thoại của người dân Hàn Quốc khi mà 1 nhóm binh lính nhỏ đã làm nên điều không tưởng là chiến đấu chống lại kẻ thù có sức mạnh quân sự gấp ngàn lần mình chỉ nhờ vào sự thông minh của người lãnh đạo.

Review Đại Chiến Thành Ansi - Oai hùng, Máu lửa và Hoành tráng 8

Nếu là 1 người xem truyện tranh lâu năm thì chắc chắn khán giả sẽ cảm thấy phim Đại chiến thành Ansi có phần giống với đại chiến trấn giữ Dạ thành của Tần Vương trước sự tấn công của quân Triệu trong bộ truyện tranh nổi tiếng Vương Gia Thiên Hạ - bộ truyện kể về lịch sử hình thành và phát triển của nước Tần trong thời kỳ chiến tranh, kèm theo đó là câu chuyện về vị vua Tần Thủy Hoàng của Trung Hoa.

Review Đại Chiến Thành Ansi - Oai hùng, Máu lửa và Hoành tráng 9

1 trang truyện về việc Tần Vương chiến đấu chống lại Triệu Quân với sự chênh lệch lực lượng có nét tương đồng với Trận chiến tại Ansi

Với cốt truyện không quá mới mẻ và bám sát vào lịch sử, người xem có thể đoán được tình tiết kế tiếp của bộ phim, nhưng cách xử lý nút thắt của đạo diễn lại khá khéo nên dù đoán được nhưng diễn biến của phim vẫn khiến cho khán giả bị cuốn hút và theo dõi liên tục không ngừng.

Tổng thể bộ phim – Chiến tranh oai hung hấp dẫn nhưng tình tiết thì đua nhanh hết mức có thể.

Nhìn tổng quan thì bộ phim Đại Chiến Thành Ansi sẽ khiến cho những khán giả đam mê hành động phải mê mẫn mãi không thôi vì độ hoành tráng mà bộ phim đã mang lại. Tuy nhiên, các tình tiết nội tình bên trong như lý do vì sao Yang Nam – Chu lại trở thành kẻ phản bội đất nước hay lý do để gì mà Samul thoát khổi tội chết khi đã tha mạng cho Thành chủ Ansi và trở về nhận tội trước mặt Tể Tướng.

Tuy nhiên, đó hoàn toàn là những lỗi quá nhỏ nhặt không cần để ý khi mà tổng thể thì bộ phim đã đem đến cho khán giả những trải nghiệm quá tốt.

Tại quê nhà Hàn Quốc, Đại Chiến Thành Ansi đang dẫn đầu doanh thu phòng vé với con số vượt trội hơn hẳn các đối thủ trên cùng bảng xếp hạng. Phim sẽ được khởi chiếu tại Việt Nam vào ngày 5/10/2018 tại các cụm rạp của Lotte Cinema trên toàn Quốc.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang