Người xem không chỉ khóc thương cho chú voi đáng thương mà còn phẫn nỗ trước hành vi vô nhân đạo này.
Tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng việc con người đối xử tàn nhẫn với động vật, săn bắt, g.i.ế.t trộm là hành động rất đáng lên án. Chỉ với bức ảnh dưới đây, cả thế giới đã phải giật mình trước hành vi ra tay quá man rợ của những tên săn bắt trộm đối với một chú voi.
Bức ảnh kinh dị được chụp khi lệnh cấm gỡ bỏ chưa được bao lâu
Mới đây, bức hình gây ám ảnh về một chú voi bị hãm hại ghê r.ợ.n đã làm sôi sục mạng xã hội, cho thấy những khía cạnh kinh dị thực sự đằng sau việc săn bắt voi lấy ngà ở phía bắc Botswana.
Bức ảnh trên được chụp bằng máy bay không người lái với tựa đề “Disconnection” (tạm dịch: Ngắt kết nối). Hình ảnh cho thấy t.h.i t.h.ể của một chú voi châu Phi với phần vòi đã bị cắt rời hoàn toàn còn phần ngà thì không thấy đâu.
Bức ảnh gây ám ảnh cho thấy sự tàn nhẫn của con người đối với động vật hoang dã.
Theo như báo cáo, những kẻ săn bắt trộm đã dùng cưa máy cắt rời phần vòi và ngà của chú voi to lớn này mà chỉ để lại đó phần x.á.c còn lại. Bức ảnh "gây sốc" này được chụp bởi nhiếp ảnh gia Justin Sullivan tới từ Cape Town - Nam Phi.
>> Xem thêm: Loạt ảnh chứng tỏ hải cẩu là loài để yêu, không phải để săn bắt giết hại
Anh ta nói rằng lúc đó mình đang quay phim cho một công ty tư nhân ở Botswana và tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa các nhân viên kiểm lâm về một chú voi bị hại.
“Họ nói rằng một chú voi đã bị săn trộm vậy nên tôi có nhờ họ đưa đến nơi đó. Khi đến nơi, tôi đã dùng máy bay không người lái để chụp lại bức hình này”, nhiếp ảnh gia 28 tuổi nói.
“Bức ảnh được tôi đặt tên là “Disconnection” bởi từ góc chụp của bức ảnh, chúng ta mới có thể nhìn toàn bộ cảnh tượng mà bạn không thể nào nhìn thấy nếu chụp từ mặt đất”.
“Góc máy chụp từ trên cao sẽ cho thấy được sự cô lập, và nhấn mạnh một điều rằng không chỉ con vật đang trơ trọi thế nào mà còn thể hiện được rõ sự thờ ơ của con người đối với sự việc”.
“Bức ảnh đã thu hút được rất nhiều sự chú ý. Mọi người phản ứng lại với rất nhiều trạng thái mà trong đó hầu hết là buồn bã và tức giận, và nhất là Botswana mới gỡ bỏ luật cấm săn bắt cách đây không lâu. Hình ảnh này đã thúc đẩy một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về việc bảo vệ loài voi và giải quyết khủng hoảng về hệ sinh thái”.
Bức hình mang sức ảnh hưởng mạnh mẽ này của Justin hiện đã được chọn để tham gia cuộc thi ảnh báo chí quốc tế uy tín Andrei Stenin diễn ra năm nay.
>> Bạn có biết: Hệ lụy của việc săn bắt trái phép tràn lan: voi Châu Phi hiện sinh ra không còn ngà
Số lượng voi giảm đáng kể vì nạn săn bắt trộm
Trước khi lệnh cấm săn bắt được gỡ bỏ, Botswana từng là một trong những quốc gia có số lượng voi lớn nhất châu Phi. Đất nước này từng được coi là nơi chú ẩn của những con vật khổng lồ.
Nạn săn bắt trái phép voi để lấy ngà ngày một gia tăng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, những cuộc đối thoại đã diễn ra để cảnh báo về việc số lượng voi bị hại ngày một gia tăng ở đây. Theo một báo cáo mới được công bố, chỉ trong khoảng thời gian từ giữa năm 2017 đến 2018, đã có khoảng 400 con voi bị giết trên khắp Botswana.
Theo nghiên cứu được tiến hành bởi tổ chức voi không biên giới được đăng tải trên tạp chí khoa học Current Biology cho thấy, sẽ có thêm nhiều áp lực được tạo ra cho Botswana khi đất nước này đã gây nên cuộc tranh cãi quốc tế vào tháng trước khi tuyên bố gỡ bỏ đạo luật cấm săn bắt động vật hoang dã.
Báo cáo này chỉ ra: “Nạn săn bắt trộm nạn săn bắt voi lấy ngà đã g.i.ế.t c.h.ế.t hàng trăm con mỗi năm và đã xảy ra ở phía Bắc Botswana từ năm 2017 mà có khi là sớm hơn”.
So với khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2018, số lượng voi bị hại đã tăng lên đến 593%. Với việc công bố báo cáo này, tổ chức hi vọng chính phủ Botswana sẽ suy lại về việc ban hành lại lệnh cấm cũng như thi hành nhiều chính sách bảo vệ không chỉ loài voi nói riêng mà là toàn bộ động vật hoang dã nói chung.
Việc săn bắt, g.i.ế.t hại trái phép động vật hoang dã sẽ đe dọa sự tồn tại lâu dài của quần thể nhiều loài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Sẽ ra sao nếu Trái Đất này chỉ có con người? Nếu không chung tay bảo vệ các loài động vật thì hậu quả trong tương lai sẽ khó có thể kiểm soát được.
Ảnh: Justin Sullivan
Nguồn: Ladbible