Tại sao Google cấm ad block nhưng lại không cấm trình duyệt có tính năng tương tự

Hiện trên Google Play Store chỉ cho phép những trình duyệt có tính năng chặn quảng cáo chứ không cấp phép cho các ứng dụng chặn quảng cáo hoạt động. Tại sao lại có sự phân biệt đối xử này khi chúng đều có cùng một tính năng?

1. Sự khác biệt


Đâu mới là sự khác biệt giữa ad blockers và ad blocking browsers? Nguồn: androidauthority.

Hãy bắt đầu bằng sự khác biệt giữa các ứng dụng chặn quảng cáo (ad blockers) và các trình duyệt có tính năng chặn quảng cáo (ad blocking browser). Ad blocking browser chỉ chặn quảng cáo bên trong trình duyệt đó mà thôi còn ad blockers lại chặn các quảng cáo ở những ứng dụng khác. Khác biệt đó nhỏ thôi nhưng lại cực kỳ quan trọng.

Chính quy định cấm tuyệt đối các ứng dụng phá hoại, làm hư hỏng, can thiệp hay làm bất cứ điều gì gây hại tới các ứng dụng khác trên Google Play Store là điều bạn nên lưu ý. Nếu bạn đã đọc qua những điều lệ đó trên Google Play Store thì điều đầu tiên được đem ra làm ví dụ chính là các ứng dụng chặn quảng cáo đấy. Điều lệ này cũng áp dụng với các ứng dụng khác như các công cụ can thiệp đến ứng dụng khác hoặc các công cụ hack để giúp bạn mua đồ trong các game freemium miễn phí.

Có không ít ứng dụng lấy quảng cáo trong ứng dụng làm nguồn thu chính của mình. Theo nhiều cuộc phỏng vấn với các nhà phát triển thì gần như những người dùng bình thường sẽ thích xem một đoạn quảng cáo hơn là trả bất kỳ chi phí nào khác. Những nhà phát triển như thế thường sẽ có thu nhập đều đến từ doanh thu quảng cáo trong ứng dụng của mình và chỉ số ít là những giao dịch trong game mà thôi. Nếu những ứng dụng chặn quảng cáo như trên PC hoạt động trên di động theo cách tương tự thì những nhà phát triển như thế sẽ có thu nhập thấp hơn rất nhiều. Bạn có biết Vũ Hoàng Đông và Flappy Bird đã kiếm về đỉnh điểm gần 1,2 tỉ đồng một ngày chỉ nhờ quảng cáo trong ứng dụng mà thôi.

Nếu người dùng chỉ nhìn chứ không bao giờ vào xem quảng cáo thì nhà phát triển cũng vẫn có tiền nhưng không nhiều bằng việc người dùng click vào quảng cáo. Như vậy có thể hiểu được tại sao lệnh cấm kia có hiệu lực rồi đúng không? Khi các nhà phát triển có tiền từ quảng cáo cũng có nghĩa rằng Google cũng được lợi, ăn chia % trong đó. Các ad blockers hay các ứng dụng tương tự sẽ làm giảm lợi nhuận của cả bộ đôi nhà phát triển và Google. Luật này cũng ngăn chặn một số hành vi xấu như qua mặt hệ thống quản lý năng lượng, lạm dụng API và các ứng dụng đã có bảo vệ. Lệnh cấm này sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến các người dùng máy root và các ứng dụng cần root.

2. Google quản lý quảng cáo trên Google Play


Google chính là người trực tiếp quản lý các mẫu quảng cáo trên Google Play. Nguồn: Internet.

Google rất quan tâm đến các trải nghiệm người dùng trên Android, thậm chí còn có cả một trung tâm chính sách cho các nhà phát triển về quảng cáo và Google sẽ cấp ứng dụng của bạn quảng cáo nếu có các hành vi sau:

  • Quảng cáo không được mô phỏng hoặc mạo danh giao diện người dùng của bất kỳ ứng dụng nào, các yếu tố thông báo hoặc cảnh báo của một hệ điều hành. Cần phải cho người dùng biết rõ ứng dụng nào đang phân phối từng quảng cáo.
  • Ứng dụng không được triển khai các quảng cáo hay tính năng kiếm tiền từ màn hình khóa của một thiết bị trừ khi mục đích duy nhất của ứng dụng là để khóa màn hình.
  • Không được hiển thị quảng cáo theo cách khiến người dùng nhấp chuột không theo chủ ý. Chúng tôi nghiêm cấm việc buộc người dùng nhấp vào một quảng cáo hoặc gửi thông tin cá nhân nhằm mục đích quảng cáo để có thể sử dụng đầy đủ ứng dụng.
  • Chỉ được hiển thị quảng cáo chuyển tiếp bên trong ứng dụng phân phối chúng. Nếu ứng dụng của bạn hiển thị quảng cáo chuyển tiếp hoặc quảng cáo khác làm ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng thông thường thì quảng cáo phải dễ loại bỏ mà không gây bất lợi.
  • Các quảng cáo được liên kết với ứng dụng của bạn không được can thiệp vào các quảng cáo, ứng dụng khác hoặc hoạt động của thiết bị đó, bao gồm các nút và cổng của hệ thống hoặc thiết bị. Nội dung này bao gồm lớp phủ, chức năng đồng hành và đơn vị quảng cáo được công cụ hóa. Chỉ được hiển thị quảng cáo trong ứng dụng phân phối các quảng cáo đó.
  • Quảng cáo được hiển thị trong ứng dụng của bạn phải phù hợp với đối tượng dự định của ứng dụng, ngay cả khi nội dung đó tuân thủ chính sách của chúng tôi.
  • Dịch vụ Google Play phiên bản 4.0 đã giới thiệu API mới và ID để nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo và phân tích sử dụng. Đọc thêm tại đây.

Tất nhiên những điều lệ này cũng chẳng xóa được tất cả các quảng cáo gây phiền hà. Bạn vẫn sẽ nhận được quảng cáo toàn màn hình có âm thanh, được cái là chúng đã bị giới hạn âm thanh. Trên Internet nói chung chẳng có được một điều lệ như thế cho các nhà quảng cáo đâu bạn à. Nếu cảm thấy một ứng dụng có quảng cáo quá sức chịu đựng của bạn thì bạn hoàn toàn có thể điền mẫu đơn tố cáo tại đây.

3. Vậy trình duyệt có tính năng chặn quảng cáo thì sao?


Các trình duyệt có tính năng chặn quảng cáo như Firefox Focus được phép sử dụng. Nguồn: Internet.

Google hoàn toàn có thể cấm bất cứ thứ gì mà họ muốn, chỉ là họ không muốn mà thôi. Thực ra Google cũng chẳng phải muốn đối đầu với các ad blocker lắm đâu, chỉ là họ không muốn một ứng dụng này gây ảnh hưởng một ứng dụng khác hoạt động một cách bình thường trên Android, đem lại trải nghiệm xấu cho người dùng. Điều mà họ quan tâm chính là bảo mật. Google Chrome cũng có chặn quảng cáo đấy thôi.

Có một tá lý do tiềm tàng khác mà các trình duyệt chặn quảng cáo được phép hoạt động trong khi các ad blockers phải ra đi. App Store trên iOS cũng cho phép các ad blocking browsers hoạt động và trình duyệt Safari còn có hẳn tracker blocking để đảm bảo an toàn thông tin cho khác hàng. Tất nhiên bạn vẫn có được các tính năng đó trên phiên bản desktop của các trình duyệt trên Windows, Linux và MacOS. Chính vì đối thủ lớn nhất của Google cho phép ad blocking browsers hoặt động thì không lý do gì họ lại cấm cửa chúng trên hệ điều hành của mình cả.

Tóm lại chỉ vì các ad blockers hoạt động quá mạnh, can thiệp đến các ứng dụng khác quá nhiều nên Google không thể điều đó xảy ra mà thôi.

Nguồn: androidauthority

Bài cùng chuyên mục