AMD tự tin với chi phí sản xuất CPU của hãng nhờ vào công nghệ Chiplet
Trong những năm gần đây, AMD liên tục hạ gục được Intel về mặt chi phí sản xuất.
Trên thị trường CPU hiện nay, AMD và Intel là hai thương hiệu sáng giá nhất và dường như không có đối thủ cạnh tranh. Trong những năm gần đây, AMD liên tục hạ gục được Intel về mặt chi phí sản xuất, cụ thể là Price per Core - Giá thành trên mỗi nhân. AMD đã tận dụng rất tốt thiết kế Chiplet của hãng, trong buổi họp báo ISSCC AMD đã tiết lộ về mức chi phí mà hãng tiết kiệm được khi sử dụng công nghệ Chiplet.
Từ khi ra mắt, AMD đã ăn đứt Intel từ giá thành cho mỗi nhân, AMD có rất nhiều cách để định hướng giá trị sản phẩm của mình. Nhưng để trả lời cho việc định giá thành sản phẩm của AMD bây giờ đó chính là thiết kế Chiplet mới mà AMD đang sử dụng trong việc sản xuất Chip Zen 2 của họ. Ý tưởng của thiết kế Chiplet chính là sử dụng một số khuôn nhỏ được sản xuất trên nhiều tiến trình khác nhau và xếp chúng lại trên một gói, chính vì vậy mà họ gọi công nghệ Chiplet là Multi-die. Những điều đó có giúp AMD giảm được chi phí sản xuất?
Trong buổi họp báo ISSCC, AMD đã hé lộ rất nhiều thông tin liên quan đến sản xuất CPU của họ. AMD chi biết, để sản xuất một khuôn đúc nguyên khối 16 nhân với tiến trình 7nm thì chi phí sản xuất cao hơn gấp đôi so với việc sản xuất bằng Multi-die. Như mọi người có thể thấy, số nhân càng ít thì chi phí sản xuất sẽ càng thấp.
Với những gì AMD làm được, Intel dường như đang thay đổi và cải thiện để phù hợp khi công bố công nghệ Foveros tương tự như Chiplet. Một điều ngạc nhiên chính là các CPU dành cho laptop không được sử dụng thiết kế Chiplet. . Như vậy, người sử dụng sẽ rất tò mò xem các biến thể nguyên khối ủa các CPU Chiplet “multi-die” hoạt động ra sao và hiệu năng giữa các CPU nguyên khối và CPU đa khối “Multi die” sẽ ra sao.
Bài cùng chuyên mục