Mối tình lãng mạn trên không gian này không được bao lâu, khi mà người phụ nữ nhận ra rằng mình đã bị lừa hơn 700 triệu đồng để trả tiền "vé" bay từ vũ trụ về Trái đất.
Một phụ nữ 65 tuổi, người Nhật Bản đã tình cờ say nắng với một người đàn ông tự nhận mình là một phi hành gia người Nga đang đóng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)
Cặp đôi bắt đầu làm quen và tương tác nhau thông qua Instagram vào ngày 28 tháng 6. Người đàn ông này đổ lỗi cho dịch vụ di động kém trên trạm vũ trụ quỹ đạo, khiến việc kết nối mạng liên tục gặp vấn đề.
Chuyện tình cảm của hai tiến triển tốt đẹp cho đến khi anh chàng phi hành gia này bày tỏ tình yêu của mình với cô và ngõ lời muốn cưới cô ngay khi được trở lại Trái đất. Nhưng một vấn đề khiến anh nan giải là không thể rời khỏi ISS trừ khi có đủ tiền để quay trở lại Trái đất bằng tên lửa.
Để gặp được người yêu phi hành gia của mình, từ ngày 19 tháng 8 đến ngày 5 tháng 9 người phụ nữ thực hiện 5 lần chuyển khoản với tổng trị giá 4,4 triệu yên (tương đương hơn 700 triệu VNĐ) cho chàng phi hành gia có "chi phí đi đường". Nhưng đâu cũng có giới hạn của nó, cuối cùng cô cũng cảm thấy mệt mỏi khi phải đáp ứng chi phí liên tục cho người tên lừa đảo này, và cuối cùng cô đã trình báo lên pháp luật.
Mọi hình ảnh mà tên phi hành gia gửi cho nạn nhân đều rất đáng tin bao gồm hình ảnh cơ quan vũ trụ như NASA và JAXA (Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ Trụ Nhật Bản). Tuy nhiên, trong suốt thời gian liên lạc của cả hai, có một số thông tin "phản khoa học" mà nạn nhân đã bỏ qua.
Đầu tiên là việc tên này luôn phàn nàn về kết nối mạng trên ISS kém. ISS không chỉ không có sóng di động, mà họ còn sử dụng cả Mạng không gian, tốt gấp nhiều lần Trái đất. Mạng không gian là một mạng lưới các vệ tinh liên lạc và ăng-ten trên mặt đất, để truyền dữ liệu trở lại Trái đất. Vì thế, họ không có thời gian để có thể lướt Instagram hoặc TikTok.
Chưa kễ, ISS cũng không hoạt động giống như một sân bay, nơi bạn cần book một chiếc vé để bay về Trái đất. Các cơ quan vũ trụ như NASA phải trả khoảng 50-55 triệu USD để đưa một trong các phi hành gia của mình lên ISS. Và Blue Origin và Space X cũng có các chuyến bay tư nhân cho phép hành khác của mình có thể đã đặt chỗ để bay lên vũ trụ. Tuy nhiên, cho dù đó là công ty tư nhân hay chính phủ, không ai mua hoặc bán vé một chiều vào vũ trụ.
Sau khi nhận được thông tin, cảnh sát tỉnh Shiga ở thành phố Higashiomi đang điều tra tội danh này là "lừa đảo lãng mạn quốc tế". Các cơ quan chức năng hiện vẫn chưa công bố thông tin nào liên quan đến quá trình điều tra của họ.