Bộ Truyền thông lên kế hoạch thanh tra “toàn diện” hoạt động kinh doanh của TikTok tại Việt Nam vào tháng 5.
Bộ truyền thông của Việt Nam cho biết, TikTok không thể loại bỏ nội dung sai lệch, độc hại. Điều này buộc chính phủ sẽ sớm thực hiện các biện pháp hạn chế hoạt động của nền tảng mạng xã hội phổ biến này và những nền tảng khác bị coi là vi phạm luật pháp quốc gia.
"Công tác quản lý, giám sát yếu kém đã dẫn đến tình trạng lan truyền tin giả, nội dung lệch lạc, nhảm nhí, phản cảm, thiếu kiểm chứng, sai sự thật…". ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình - Thông tin điện tử (PTTH-TTĐT - Bộ TT-TT) trả lời trong một phỏng vấn vào thứ Năm.
Bộ Truyền thông lên kế hoạch thanh tra “toàn diện” hoạt động kinh doanh của TikTok tại Việt Nam vào tháng 5 trong bối cảnh nội dung “độc hại” và thông tin giả mạo gia tăng trên nền tảng truyền thông xã hội, theo một bài đăng trên trang web của Bộ.
Bộ Truyền thông trước đó đã đề xuất một nghị định yêu cầu gỡ bỏ một số thông tin được cho là độc hại khỏi mạng xã hội trong vòng ba giờ, trong khi những thông tin được cho là sai sự thật phải bị gỡ bỏ trong vòng 24 giờ sau khi được cơ quan chức năng thông báo. Bộ cũng đang tìm cách tăng mức phạt đối với hành vi phổ biến thông tin sai lệch.
“Tất cả các nền tảng nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam đều phải tuân thủ luật pháp Việt Nam,” ông Do nói. “Nếu không bất kỳ mạng xã hội nào không tuân thủ theo luật pháp Việt Nam sẽ không được chào đón."
Trong sáu tháng đầu năm ngoái, Facebook đã đồng ý chặn hơn 1.370 bài đăng có nội dung “độc hại” trong khi YouTube và TikTok của Alphabet đã xóa lần lượt 5.363 video và 182 clip. YouYube cũng đã chặn quyền truy cập từ Việt Nam vào khoảng 1.500 clip có dung sai lệch vào tháng 3 năm 2022.
TikTok được xếp hạng là nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng nhiều thứ ba tại Việt Nam, với 77,5% người dùng trên cả nước từ độ đuổi 16 đến 64 tuổi, tính đến quý 3 năm ngoái.
TikTok đang trở thành tâm điểm của nhiều quốc gia trên thế giới. MXH này đã bị cấm ở Ấn Độ, tiếp đó đang bị giám sát chặt chẽ ở Mỹ, một số bang đã cấm sử dụng ứng dụng này trên điện thoại của chính phủ vì lo ngại công ty mẹ tại Trung Quốc, ByteDance, có thể chia sẻ dữ liệu của mình với Bắc Kinh.