Theo báo cáo, hơn hàng nghìn máy tính của Asus đã bị hacker xâm nhập vào hệ thống cập nhật tự động của chính Asus để truyền các malware backdoor mang tên 'Shadowhammer' vào và có thể cung cấp quyền điều khiển máy cho hacker một cách dễ dàng.
Hàng loạt máy tính ASUS trên thế giới đã bị malware backdoor tấn công qua hệ thống cập nhật tự động của chính Asus
Theo báo cáo mới nhất từ Kaspersky Lab, công ty ASUS đã vô tình để hacker lợi dụng trong gần cuối nửa năm ngoái 2018 nhưng may mắn đã bị chặn trong cuối năm đó. Theo miêu tả, hacker đã nắm quyền điều khiển của một trong những máy chủ có nhiệm vụ truyền những bản cập nhật mới cho máy ASUS đến với người dùng. Malware mang tên Shadowhammer này đã bị chặn vào cuối năm 2018, nhưng đến tận hôm nay mới được công bố chính thức.
Nguy hiểm hơn, file "cập nhật" mới của các hacker được gửi trực tiếp từ máy chủ của Asus nên cũng có cả chữ kí và dấu bảo đảm "chính chủ" của ASUS, do đó hoàn toàn có thể đánh lừa người dùng để cài đặt nó ngay. Sau khi cập nhật, các máy bị nhiễm sẽ tự có một backdoor giúp hacker có thể truy cập và điều khiển máy hoàn toàn tự do.
Kaspersky đã tự mở thêm một mục kiểm tra Shadowhammer ngay trên trang chủ của mình
Theo Kaspersky, hơn nửa triệu hệ điều hành Windows được ghi nhận có dấu hiệu dính backdoor từ server của ASUS này, tuy nhiên lạ lùng là đợt tấn công này chỉ xảy ra ở diện khá nhỏ khoảng 600 hệ thống, tập trung tại Đức, Nga và Mĩ. Những hệ thống được ghi nhận đều là các công ty Logistics lớn với ý định của hacker hiện tại vẫn chưa rõ là gì.
Dù chỉ hoạt động trên quy mô nhỏ, tuy nhiên đợt hack này đã có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu hacker muốn target toàn bộ máy tính trên hệ thống cập nhật của ASUS mà người dùng cần chú ý. Thực tế, đây cũng không phải là lần đầu tiên hacker lợi dụng các chương trình tự động cập nhật để phát tán Malware. Những chương trình nổi tiếng như CCleaner và Transmission cũng đã từng phát tán malware qua bản update nhỏ của mình, ngay cả Microsoft cũng từng bị tình trạng y hệt với chương trình mang tên Flame vào năm 2012.
Biểu đồ ghi nhận số lượng máy tính Asus bị tấn công theo quốc gia
Điều này có ảnh hưởng đến bạn không?
Tạm thời theo báo cáo của Asus thì Shadowhammer chỉ nhắm đến các tập đoàn Logistics lớn và ưu tiên các hệ thống "thú vị" theo đánh giá của nó. Dù đợt tấn công này không ảnh hưởng đến người sử dụng máy Asus, tuy nhiên đây cũng là lời cảnh tỉnh người dùng trên mạng nên chú ý trước khi mở file hay thậm chí tự động cập nhật các hệ thống cả lạ lẫn quen, thậm chí có thể tắt chế độ tự động cập nhật hoặc gỡ luôn (như tình trạng của Asus Auto Update) để tránh tình trạng tấn công hàng loạt như vừa qua nhé.