Nhiều người mê game đến mức có thể chơi 14 tiếng/ ngày, bỏ học và thức trắng đêm để thoả mãn cơn nghiện của họ
Theo một chuyên gia, nhiều game thủ nhí mê game đến mức bỏ nhà đi lúc nửa đêm để yêu cầu cha mẹ của chúng kết nối lại internet trong quá trình cai nghiện game.
Chứng nghiện game vô cùng nguy hiểm ở trẻ, điều này dẫn đến các bậc phụ huynh có con em mê game phải tìm đến các chuyên gia đào tạo giúp con họ từ bỏ thói quen này. Theo Giáo sư Henrietta Bowden-Jones đang làm việc tại một phòng khám tại Anh, chuyên điều trị chứng rối loạn tâm thần do game gây ra đã phơi bày một số tác hại từ việc chơi game, bao gồm: bạo lực, bỏ học và đặc biệt là tự ý bỏ nhà đi vì kết nối mạng bị hạn chế.
Giáo sư cho biết, Trung tâm Trung tâm Quốc gia về Rối loạn tâm thần do game của bà chỉ mới hoạt động được hơn 3 năm và đã có khoảng 800 hồ sơ được tiếp nhận đến một phòng khám, trong khi dự kiến ban đầu là tiếp nhận không quá 50 bệnh nhân mỗi năm.
Bowden-Jones cũng tiết lộ một vài trường hợp nặng đến mức, những đứa trẻ nói với cha mẹ rằng chúng thà chết còn hơn không được chơi game. Thậm chí, một số trẻ có những hành động bạo lực, tự làm tổn thương mình bằng cách đập vỡ đồ vật, cửa kính,...
Có khoảng 1/3 bệnh nhân của bà có hành động xin và vay tiền bố mẹ để mua skin, vật phẩm trong game. Nếu không được đáp ứng, chúng sẽ trở nên "bốc đồng" hơn bằng cách trộm thẻ ngân hàng của bộ mẹ mình để mua skin.
Trong khi hầu hết bệnh nhân là nam giới trong độ tuổi từ 16 đến 17, các game thủ ở độ tuổi 20 và 30, một bệnh nhân lớn tuổi nhất là một phụ nữ ở độ tuổi 70 cũng tìm kiếm sự giúp đỡ về chứng nghiệm game. Người phụ nữ này mắc chứng rối loạn tâm thần do chơi game, gặp khó khăn trong các mối quan hệ, công việc và có thể lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Trở lại năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới chính thứ xác định chứng nghiện game là một bệnh về tâm thần. Những dấu hiệu bao gồm mất hứng thú với các hoạt động khác ngoài chơi game và chơi game để thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực.
Một trong những câu chuyện phổ biến nhất về chứng nghiện chơi game xuất hiện vào năm 2018 khi một bé gái 9 tuổi được cho là nghiện Fortnite đến mức phải đưa vào trại cai nghiện, sau khi tự đi vệ sinh tại chỗ vì không dám rời khỏi màn hình game.