Huawei tiếp tục kiện Chính phủ Mỹ và yêu cầu bỏ lệnh cấm

Ngày thứ 3 (28/5) vừa qua kiến nghị của Huawei được đệ trình lên toà án quận Đông New York. Đây cũng là kiến nghị bổ sung thêm vào hồ sơ vụ kiện Huawei phản đối lệnh cấm của chính phủ Mỹ bắt đầu đệ trình từ tháng 3 năm nay.

Theo thông tin từ Reuters, đây là động thái phản kháng mới nhất của nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới với các lệnh trừng phạt chính phủ Mỹ áp cho họ, ngăn các cơ quan chính phủ liên bang Mỹ mua các thiết bị của Huawei theo Luật uỷ quyền quốc phòng (National Defense Authorization Act - NDAA).

Huawei tiếp tục kiện Chính phủ Mỹ và yêu cầu bỏ lệnh cấm

Ngày thứ 3 (28/5) vừa qua kiến nghị của Huawei được đệ trình lên toà án quận Đông New York. Đây cũng là kiến nghị bổ sung thêm vào hồ sơ vụ kiện Huawei phản đối lệnh cấm của chính phủ Mỹ bắt đầu đệ trình từ tháng 3 năm nay.

Huawei hiện đang phải đối mặt rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình, sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ cấm các công ty công nghệ hợp tác với Huawei. Lệnh cấm ban hành khiến cho Huawei không được phép sử dụng phần mềm của Google hay các linh kiện khác của Intel và Qualcomm.

Trước đó, Chính phủ Mỹ cũng ban hành lệnh cấm sử dụng các thiết bị Huawei, không chỉ trong các cơ quan chính phủ mà còn áp dụng với tất cả các đơn vị và nhà thầu hợp tác với chính phủ. Đáp lại lệnh cấm này, Huawei đã tệ đơn kiện Chính phủ Mỹ vào tháng 3 vừa qua, gọi đây là hành động vi hiến.

Vụ kiện từ tháng 3 cho đến nay vẫn đang tiếp diễn và chưa có phán quyết cuối cùng. Và mới đây, Huawei tiếp tục tệ đơn kiện Chính phủ Mỹ lần hai, cũng gọi lệnh cấm các công ty Mỹ hợp tác với Huawei là vi hiến. Và cho rằng các lệnh cấm này cần được vô hiệu hoá.

Theo Hiến pháp, Quốc Hội bị cấm thông qua những luật nhắm vào tổ chức, công ty hoặc cá nhân cụ thể. Và vì vậy, các lệnh cấm đối với Huawei mà Quốc Hội Mỹ thông qua đều là vi phạm Hiến pháp.

Huawei tiếp tục kiện Chính phủ Mỹ và yêu cầu bỏ lệnh cấm  2

Tuy nhiên trước đó cũng có một tiền lệ tương tự. Khi Chính phủ Mỹ ban hành lệnh cấm đối với phần mềm của Kaspersky Lab có trụ sở chính tại Nga, do lo ngại các vấn đề an ninh mạng. Kaspersky cũng đã tệ đơn kiện Chính phủ Mỹ, tương tự hành động của Huawei. Nhưng cuối cùng Chính phủ Mỹ vẫn giành chiến thắng trước toà.

Có thể nói trong trường hợp này, phần trăm khi Huawei giành chiến thắng là rất ít.



 

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang