Điểm qua những thất bại trong ngành công nghệ năm 2022

Quân Kít

Hãy cùng LAG.vn điểm qua loạt sự thất bại ngành công nghệ đã chứng kiến trong năm 2022. 

Năm 2022 là một năm "thảm hại" đối với thị trường công nghệ toàn cầu, khi những gã khổng lồ trong ngành cũng như các startup đều phải chịu một loạt những thất bại nghiêm trọng. Hàng tỷ USD cũng như hàng nghìn nhân công biến mất do hậu quả của sự cố tiền số, cũng như sản phẩm công nghệ và các quyết định tệ hại được đưa ra. 

Hãy cùng LAG.vn điểm qua loạt sự thất bại ngành công nghệ đã chứng kiến trong năm 2022. 

Tiền số lao dốc

Cú sốc đầu tiên xuất hiện khi Terra Luna bị sập, xoá sạch hầu hết toàn bộ giá trị của nền tảng. Điều này kéo theo nhiều hệ luỵ đằng sau, trong đó có nhiều tài sản liên quan bị suy giảm và sụp đổ theo. Đồng tiền này đã mất 90% giá trị trong một tuần, gây thiệt hại 45 tỷ đô la vốn hóa thị trường.

Tiếp đó là sự sụp đổ đột ngột của sàn giao dịch tiền điện tử FTX và vụ bắt giữ cựu CEO Sam Bankman-Fried.

Chỉ vài tháng trước, Sam Bankman-Fried được cho là thần đồng trong ngành công nghiệp tiền số, vớinhững đóng góp hào phóng khiến ông khác biệt với các tỷ phú khác. Tuy nhiên, một báo cáo gây chấn động từ CoinDesk vào tháng 11 tiết lộ rằng Alameda Research, công ty thương mại của Bankman-Fried, có phần lớn tài sản được giữ trong FTT, token riêng của FTX. Tin đồn bắt đầu lan truyền rằng Alameda về cơ bản được hỗ trợ bởi các khoản tiền của FTX lên tới hàng tỷ USD, khiến các nhà đầu tư lo lắng. Nhiều người trong số đó đã vội vã rút tiền của họ ra khỏi sàn giao dịch FTX. 

Kết quả là "khủng hoảng thanh khoản" khiến Sam "xoăn" tuyên bố sàn giao dịch của mình phá sản vài ngày sau đó và ước tính FTX có khoảng một triệu chủ nợ.

 

Twitter thành "mớ hỗn độn" dưới thời Elon Musk

Vào cuối tháng 10, tỉ phú công nghệ Elon Musk chính thức thâu tóm sau khoảng thời gian "lưỡng lự" huỷ bỏ thương vụ. Tuy nhiên, kể từ đó nền tảng mạng xã hội trở thành một "mớ hỗn độn".

Elon Musk đưa ra những quyết định trong hai tháng làm việc trên Twitter liên tục gây phẩn nộ người dùng toàn cầu. Đầu tiên, tỉ phú gốc Nam Phi sa thải hàng ngàn nhân sự đang lam việc tại nền tảng, trong đó bao gồm các CEO của các nhiều bộ phận.

Tiếp đó là giới thiệu các dấu tích xanh với giá 8 USD/ tháng, điều này dẫn đến những kẻ lừa đảo giả mạo người nổi tiếng và thương hiệu, gây ra sự hỗn loạn và các nhà quảng cáo đã chi tiêu hàng triệu USD. 

Mới đây nhất, CEO Twitter mới đã tiến hành một cuộc thăm dò trên Twitter hỏi liệu anh ấy có nên từ chức CEO hay không và kết quả đa phần trả lời là "Có". Tuy nhiên, Musk cho biết ông sẽ từ chức ngay khi tìm được người thay thế. 

 

Tham vọng metaverse

Facebook đã là một trong những công ty bị chỉ trích nhiều nhất trong giới công nghệ, từ việc công ty đổi tên thành “Meta” và chuyển hướng sang “Metaverse” không mang lại gì ngoài sự "chế giễu" trong năm 2022.

Với tham vọng thế giới ảo của mình, Meta đã tung ra Horizon Worlds vào cuối năm 2021, một tựa game trực tuyến cho phép người dùng tương tác trong không gian ảo 3D và chơi nhiều trò chơi khác nhau. Meta đã thu hút được nửa triệu người dùng hàng tháng, nhưng hầu hết các báo cáo gần đây cho thấy Horizon Worlds đang gặp khó khăn trong việc giữu chân người dùng.

Tính đến tháng 10 năm 2022, Horizon Worlds được cho là có 200.000 người dùng hàng tháng, rất ít so với một nền tảng được đánh giá là "siêu dữ liệu". Để so sánh, "Roblox" thân thiện với trẻ em hơn có hơn 200 triệu người dùng hàng tháng. 

Sau khi sa thải khoảng 13% lực lượng lao động vào đầu tháng 12, các diễn đàn tràn ngập những lời phê bình gay gắt về CEO, với một cựu nhân viên nói rằng tầm nhìn siêu việt của Mark Zuckerberg sẽ khiến công ty sụp đổ trong tương lai. 

 

Amazone Alexa thua lỗ

Alexa là một trong những trợ lý ảo phổ biến nhất thế giới, tuy nhiên đó không phải thành công của Amazone mà nhiều người vẫn nghĩ.

Theo BI, dự án Alexa được cho là sẽ khiến Amazon mất 10 tỷ USD vào cuối năm 2022 và hoàn toàn không sinh lãi. Tổn thất bắt nguồn từ việc Alexa không thể chuyển đổi người dùng thành khách hàng cho hoạt động kinh doanh chính của Amazon, vì mục tiêu ban đầu của thiết bị là thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua việc sử dụng trợ lý ảo.

Do đó, các thiết bị Echo được bán với giá gốc, với mục đích khuyến khích việc sử dụng tối đa, từ đó sẽ chuyển thành lợi nhuận khi khách hàng sử dụng trợ lý để đặt hàng.

Vấn đề là đa phần người dùng Alexa chỉ đơn giản là không sử dụng thiết bị cho mục đích nào ngoài việc nghe nhạc hoặc yêu cầu thiết bị thực hiện các tác vụ đơn giản, chẳng hạn như đọc dự báo thời tiết, hẹn giờ,... 

 

Google khai tử Stadia

Chỉ ba năm sau khi ra mắt lần đầu tiên, Google đã thông báo rằng công ty sẽ ngừng dịch vụ trò chơi đám mây Stadia vào tháng 9 năm 2022, với lý do là dịch vụ chưa bao giờ thu hút người dùng như mong đợi. Dù công nghệ phát trực tuyến có tốt tới đâu, việc Stadia không tiếp cận được nhiều đối tượng người dùng, đồng nghĩa với việc thua lỗ nếu tiếp tục vận hành dịch vụ. 

 Quyết định khai tử dịch vụ dường như rất đột ngột và khiến ngay cả các nhà phát triển trò chơi cũng phải ngạc nhiên . Một nhà phát triển thậm chí còn cho biết họ đã hoàn tất thỏa thuận để đưa một trong những tựa game của họ lên nền tảng này chỉ một ngày trước thông báo.

Stadia vẫn sẽ hoạt động đến hết năm 2022 và đóng cửa vĩnh viễn vào ngày 18 tháng 1 năm 2023. Google xác nhận rằng những người chơi đã mua phần cứng Stadia sẽ được hoàn tiền, cùng với bất kỳ ai mua game thông qua cửa hàng chính thức của nền tảng.

Mặc dù bản thân dịch vụ sẽ không tồn tại qua năm mới, nhưng công ty đã tuyên bố rằng rất nhiều công nghệ đằng sau Stadia sẽ được sử dụng lại ở các phần khác của đế chế công nghệ của mình.. Do đó, hầu hết nhân viên phát triển Stadia sẽ được bố trí lại sang các bộ phận khác thay vì mất việc. 

Bài cùng chuyên mục