CKTG 2016: Tham khảo meta chung của các đội tuyển sau vòng bảng

Rất nhiều bất ngờ đã diễn ra ngay từ vòng bảng CKTG, đã có rất nhiều bất ngờ xảy ra từ các trận đấu tới lượng tướng sử dụng, phần lớn đến từ việc thay đổi meta rất nhiều của Riot Games suốt mấy tháng liền

CKTG 2016: Tham khảo meta chung của các đội tuyển sau vòng bảng

Win lane – win game

Chiến thuật đổi đường đã tuyệt chủng kể từ khi Riot Games tăng thâm lượng vàng thưởng từ trụ đầu tiên và các con rồng nguyên tố, nó bắt buộc các đội tuyển phải lao vào nhau lúc đầu để bảo vệ các mục tiêu của mình. Những màn đổi đường và mạnh ai nấy farm suốt 15 phút đã biến mất, trở lại với các cuộc đối đầu trực tiếp ở cả 3 đường, các trận đấu vì thế mà sôi động và hấp dẫn hơn.

Do tính chất chia đường cổ điển, cộng thêm trụ đầu tiên và các mục tiêu lớn quá hấp dẫn, Nên giờ đây những tướng có khả năng đè đường sớm được trọng dụng nhiều hơn, đặc biệt là đường trên và đường dưới. Chúng ta có thể thấy những vị tướng đã bị bỏ quên rất lâu như: Jayce, Rumble, Kennen, Lee Sin, Nidalee… được trọng dụng trở lại với lý do rất đơn giản, chúng quá mạnh trong giai đoạn đi đường.

Hiện tại ở đường trên gần như chỉ xoay quanh 3 trục chính đó là Jayce, Kennen và Rumble, khái niện win lane win game ở đây là mạnh nhất. Các tướng có khả năng solokill 1 mình mạnh rất được ưa chuộng, vì chúng có thể lăn cầu tuyết như vũ bão chỉ bằng 1 điểm hạ gục. Đó cũng chính là lý do tại sao ai cũng muốn chọn Syndra hoặc Nidalee, còn hỗ trợ thì lòi ra các thể loại có thể làm pháp sư thứ 2 như Brand và Zyra.

Các trận đấu nhanh hơn, nhưng không đồng nghĩa với nhiều điểm hạ gục, vì ai cũng lo mất trụ sớm, thế là thành ra có nhiều trận tướng kèo trên gác vài chục chỉ số lính là chuyện bình thường. Tuy vậy số lượng tướng được sử dụng lại không nhiều cho lắm, vì chỉ có vài vị trí là đủ sức đi đường sòng phẳng theo kiểu tấn công, còn các đấu sĩ cũ như Fiora, Darius hay Rekneton thì quá lỗi thời rồi, do đó lượng tướng ở vòng bảng CKTG 2016 còn ít hơn năm ngoái khi đổi đường vẫn còn đươc sử dụng.

Tướng rừng ăn thịt lên ngôi

http://genknews.genkcdn.vn/thumb_w/600/2015/1-league-of-legends-lee-sin-kabiliyet-1435135224407-crop-1435135291407.jpg

Từ trước khi đổi đường tuyệt chủng thì meta đã vốn là của người đi rừng, nhưng hiện tại thì vị trí này lại càng quan trọng. Do hỗ trợ không thể đảo lane nhiều khi buộc phải 2v2 ở đường dưới, nên rừng bên nào cơ động hơn sẽ chiến lợi thế rất lớn đầu trận. Đó cũng là lý do tại sao những tướng dọn rừng nhanh như Nidalee, Olaf được chọn nhiều, cũng như Lee Sin quay trở lại vì khả năng đánh nhau quá tốt của mình ở cấp độ thấp. Tuy vậy có một điều lạ là các người đi rừng lại ưa thích lối chơi kiểm soát hơn là tấn công, một phần vì họ không có đủ tầm nhìn khi hỗ trợ cứ phải chết dính với xạ thủ.

Các tướng rừng chậm chạp thiếu cơ động không thể bù lại các thể loại như Lee Sin hoặc Nidalee, khi đối thủ có thể cách mấy chục chỉ số lính chỉ bằng việc farm rừng. Tiêu biểu nhất của lối đánh này là Olaf, khi vị tướng này có thể farm cực nhanh lúc đầu khi có bùa xanh rồi sau đó đi gank luôn. Với việc có quá nhiều tướng cần sát thương sớm ở cả 3 đường, nguồn tài nguyên ít đi do đó các tướng rừng ăn cỏ không lấy đâu ra thời gian farm mà tỏa sáng về cuối game cả.


Tướng đi rừng dạng ăn cỏ duy nhất được sử dụng thành công đó là Skarner, nhưng nó cũng cần rất nhiều sự hỗ trợ từ đồng đội mới có thể tỏa sáng, hoặc chỉ nằm trong tay những người chơi cụ thể như Ambition. Chính vì dựa quá nhiều vào đội hình, không có khả năng chơi solo nên các tướng ăn cỏ yếu hơn ăn thịt trong meta này, rõ ràng Lee Sin đi gank lúc đầu là vô đối rồi.

Trên thực tế rừng là vị trí có nhiều thay đổi nhất ở meta này, khi nó đa dạng hơn giữa các tướng tấn công và phòng thủ, hoặc đôi khi có vài sát thủ như Kha’ziz được mang ra gây bất ngờ. Nếu so sánh với lượng tướng năm 2015 thì meta này là một sự thành công của Riot Games, vì rừng đa dạng hơn và game cũng hấp dẫn hơn khi đánh nhau liên tục.

Theo thanhnien.vn

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang