Theo bạn thì sao?
Đến hẹn lại lên, sau khi sửa tới sửa lui vô số lần làm cho thanh niên đầu hói cân cả bản đồ và nhiều đợt giảm sức mạnh thê thảm đưa cậu ta vào “cấm cung” thì cuối cùng Ryze đã được thấy ánh mặt trời một lần nữa. Tất cả những gì cần thiết là tăng lượng sức mạnh phép thuật cộng thêm của Ngục Cổ Ngữ (W) từ 0.2 lên 0.6 trong bản 7.18. Có lẽ nghe hơi bị ngược đời khi nói rằng Ryze sẽ lại nổi lên một lần nữa vì Ngục Cổ Ngữ, một kỹ năng khống chế chọn mục tiêu với thời gian hồi chiêu lâu lắc, được tăng tỷ lệ SMPT cộng thêm.
Đúng là đa phần sát thương của Ryze đến từ quá tải nhưng chúng ta vẫn phải xem lại một lần nữa vì Ngục Cổ Ngữ là một kỹ năng khống chế chọn mục tiêu.
Sự ảnh hưởng của việc một kỹ năng như vậy được tăng sức mạnh còn lớn hơn so vói mặt ngoài nhiều, đối với tướng đỡ đòn hoặc trâu bò thì chắc nó không ảnh hưởng lắm. Nhưng mà với tướng mỏng manh như xạ thủ hay pháp sư thì nó sẽ là một vấn đề lớn vì một kỹ năng không thể nào tránh nổi lại được tăng sức mạnh. Hơn nữa, W lại là một kỹ năng khống chế chọn mục tiêu mà mở đầu cho chuỗi combo của Ryze. Ở giai đoạn cuối trận, kết hợp thêm 1 E và 1 Q là những tướng mỏng manh sẽ lên bảng đếm số ngay lập tức.
Với trường hợp của Ngục Cổ Ngữ, những người chơi Ryze thường sẽ giữ kỹ năng này lại và tăng Q hoặc E trước. Nên việc SMPT cộng thêm của kỹ năng này tăng lên một chút, thay vì sát thương gốc của nó là một điều vô cùng tốt. Tỷ lệ SMPT không bị ảnh hưởng bởi cấp độ của kỹ năng, nó chịu sự ảnh hưởng của các món đồ.
Một cơn sốt giữa mùa thu đã bùng lên trong cộng đồng LMHT Hàn Quốc, diễn đàn Inven Hàn Quốc đã tràn ngập các bài đăng về Ryze. Từ ba bài một ngày thành 20 bài một ngày và hầu như phần lớn trong số đó là nói về việc Ngục Cổ Ngữ được tăng sức mạnh làm cho Ryze khỏe tới mức nào. Có một bài có tựa đề là “Với đủ đồ thì Ngục Cổ Ngữ có thể gây 700 sát thương lên tướng”.
Cơn sốt này không chỉ đơn giản như vậy. Tính tới ngày 15/09, tại hệ thống xếp hạng Hàn Quốc thì tỷ lệ thắng của Ryze ở bậc Bạch Kim đã đạt tới mức 50%, ở Cao Thủ và Thách đấu thì là 57% và 63%. Tuy nhiên ở Kim Cương thì tỷ lệ này chỉ còn 44%. Nên vẫn còn phải suy xét thêm xem sự thay đổi mới này có ảnh hưởng nhiều tới Pháp Sư Cổ Ngữ này hay không. Bản cập nhật mới ra mắt, nên rất có thể tỷ lệ thắng của Ryze vẫn còn thay đổi nhiều.
Pha dùng Vòng Xoáy Không Gian nổi tiếng của Bjergsen
Thật ra việc Ryze mạnh hơn ở xếp hạng đơn có ảnh hưởng tới thi đấu chuyên nghiệp rất nhiều. Kể từ khi chiêu cuối của vị tướng này được sửa thành Vòng Xoáy Không Gian (R) thì Ryze đã trở nên phổ biến hơn ở các giải đấu chuyên nghiệp so với xếp hạng đơn. Kể cả khi Ryze bị thất sủng ở xếp hạng đơn thì các tuyển thủ vẫn thường sử dụng Ryze trong các giải đấu do khả năng thay đổi cục diện trận đấu của Vòng Xoáy Không Gian.
Chúng tôi đã hỏi một số người đi đường giữa Hàn Quốc xem họ nghĩ thế nào về tương lai của Ryze.
Junhyeong “Ian” Ahn – Người đi đường giữa của MVP: Khả năng gây sát thương của Ngục Cổ Ngữ đã cao hơn trước khá nhiều nên có khả năng là Ryze sẽ trở thành một hot pick.
Yongjun “Fly” Song – Người đi đường giữa của GCU: Do Ngục Cổ Ngữthường được tăng cuối cùng nên tôi cũng không chắc là việc tăng sức mạnh lần này có đủ sức làm cho Ryze phổ biến như trước hay không nữa. Tuy nhiên, một số tuyển thủ vẫn sẽ sử dụng Ryze.
Taeil “Frozen” Kim – Người đi đường giữa cho 1907 Fenerbahçe: Chắc chắn là Ryze đã mạnh hơn trước. Tôi không rõ là liệu nó có phù hợp với meta này hay không nhưng lên đồ tăng SMPT chắc chắn sẽ khiến cho Ryze trở thành một vị tướng thú vị.
Seohaeng “KurO” Lee – Người đi đường giữa cho Afreeca Freecs: Ryze là một pháp sư tầm gần nên sử dụng vị tướng này đi đường với các tướng có tầm sử dụng kỹ năng ngắn sẽ hợp hơn. Chắc chắn Ryze sẽ là lựa chọn phù hợp đối với một số trường hợp nhưng chắc chắn là khi cấm chọn thì không nên chọn vị tướng này đầu tiên.
Trong khi một số người thích thú với thay đổi này thì một số khác lại không hứng thú cho lắm. Dù cho rất muốn thấy Faker dùng Ryze với trang phục SKT T1 nhưng có lẽ là phải để thời gian trả lời cho câu hỏi “Bao giờ Ryze quay trở lại?” thôi!
Theo Inven Globa