Top 10 tựa game kinh dị cổ điển hay nhất (Phần 1)

Lê Khoa

Trong năm 2018 này sẽ có vô số tựa game kinh dị hấp dẫn được “lên lịch” ra mắt ở nhiều hệ máy khác nhau, nhưng không phải bất kì ai cũng yêu thích phong cách chơi hay kiểu đồ họa mới mẻ như hiện nay

Trong suốt một thời gian dài, những tựa game kinh dị luôn là một trong số các lựa chọn được nhiều người yêu thích nhất. Trong năm 2018 này sẽ có vô số tựa game kinh dị hấp dẫn được “lên lịch” ra mắt ở nhiều hệ máy khác nhau, nhưng không phải bất kì ai cũng yêu thích phong cách chơi hay kiểu đồ họa mới mẻ như hiện nay, mà lại thích chìm đắm trong không gian “cũ kĩ” của những tựa game “Một ngàn chín trăm hồi đó”. Với những ai đang mong đợi một số cái tên nổi bật thuộc thể loại kinh dị có tuổi đời hơn một thập kỷ, sau đây là những gương mặt điển hình nhất.
 

1. Alone in the Dark (1992)

Mặc dù thương hiệu Resident Evil của Capcom đã góp phần làm nổi bật thuật ngữ “kinh dị - sinh tồn” khi nó được ra mắt vào năm 1996, tựa game kinh dị - sinh tồn 3D đầu tiên thực chất lại là Alone in the Dark ra mắt năm 1992. Lấy bối cảnh một dinh thự bị ám với những sinh vật chết chóc và các linh hồn báo thù, Alone in the Dark có rất nhiều tính năng gameplay có mối liên hệ với những tựa game kinh dị - sinh tồn ngày nay, bao gồm giải đố và quản lý túi đồ. Game đã nhận được đánh giá tích cực khi ra mắt, và sức ảnh hưởng của nó vẫn có thể được cảm nhận trong thể loại game kinh dị ngày nay.


Game Alone in the Dark năm 1992 có sức ảnh hưởng rất lớn đến dòng game kinh dị ngày nay

Điều không may là thương hiệu Alone in the Dark đã không thể đạt được độ nổi bật như những gì nó đã làm với phiên bản đầu tiên. Vào năm 2008, Eden Games Atari đã nỗ lực tái khởi động thương hiệu này với một tựa game khá kém, đã vấp phải những đánh giá tiêu cực cũng như doanh thu kém cỏi. Phiên bản gần đây nhất trong seri, Alone in the Dark: Illumination, đã bị gần như tất cả các nhà phê bình đánh giá thấp, và báo hiệu dấu chấm hết của thương hiệu này.


Đáng tiếc rằng Alone in the Dark: Illumination lại đặt dấu chấm hết cho thương hiệu này
 

2. Castlevania (1986)

Trong khi về bản chất không thật sự đáng sợ, nếu xét về chủ đề thì Castlevania lại là một tựa game kinh dị. Trong phần game đầu tiên trên NES, người chơi vào vai Simon Belmont, sử dụng một sợi roi đặc biệt mang tên Vampire Killer để tiêu diệt hàng đàn quái vật trong lâu đài của Count Dracula. Bên cạnh Dracula, người chơi còn có “cơ hội” đối mặt với một số quái vật nổi tiếng khác, bao gồm FrankensteinGrim Reaper.


Castlevania mang yếu tố kinh dị ở nhiều điểm khác nhau, bao gồm cả ... lối chơi

Tương tự Alone in the Dark, những năm gần đây thương hiệu Castlevania không được khả quan cho lắm. Tuy vậy, những người hâm mộ dòng game Castlevania phong cách cũ, mà cụ thể là những phiên bản được sản xuất bởi Koji Igarashi, vẫn có được một truyền nhân tinh thần đầy hứa hẹn với tên gọi Bloodstained: Ritual of the Night, với thời điểm ra mắt dự kiến vào tháng 3 năm 2018 này. Trong khi đó, sẽ rất thú vị để xem liệu Konami có quyết định quay trở lại thương hiệu này một lần nữa trong tương lai hay không.


Bloodstained: Ritual of the Night được xem là truyền nhân tinh thần khá thành công của Castlevania
 

3. I Have No Mouth, And I Must Scream (1995)


I Have No Mouth, and I Must Scream là một trong những tựa game thể loại cyberpunk hay nhất lịch sử

I Have No Mouth, And I Must Scream là một câu chuyện kể về AM, một siêu máy tính độc ác đã quét sạch toàn bộ loài người, ngoại trừ 5 người duy nhất. Trong nhiều thập kỷ, AM đã để những người này sống để nó có thể tra tấn họ theo những cách khủng khiếp khác nhau, cả về thể chất lẫn tinh thần. Dựa trên câu chuyện ngắn được viết bởi nhà văn khoa học - viễn tưởng Harlan Ellison, I Have No Mouth, and I Must Scream là một trong những tựa game phiêu lưu theo phong cách chỉ-và-nhấn đáng sợ nhất, đồng thời cũng là một trong những tựa game thể loại cyberpunk hay nhất trong lịch sử game.
 

4. Resident Evil (1996)

Góp phần định hình thể loại kinh dị - sinh tồn và sản sinh ra vô số bản game khác nhau, tựa game Resident Evil đầu tiên chắc chắn là một sự ra mắt đáng nhớ. Trong game, người chơi điều khiển Chris Redfield hoặc Jill Valentine khi họ cố gắng sống sót trong một căn hộ ma quái đầy những con zombies và những con quái vật khác. Đáng nhớ bởi những pha jump-scare cực kì hiệu quả, và khả năng tạo ra bầu không khí ngộp thở, Resident Evil luôn được xem là một tựa game kinh dị cổ điển phải chơi với bất kì người hâm mộ nào của thể loại này.


Resident Evil đã góp phần định hình nên thể loại kinh dị - sinh tồn

Những ai không muốn phải “đào” cỗ máy PlayStation cũ kĩ của mình vẫn còn vô số lựa chọn khi muốn hồi tưởng lại cuộc phiêu lưu trong phần Resident Evil đầu tiên. Ví dụ, game hiện đã có thể tải về trên PlayStation 3 dưới dạng một game PlayStation Classic, đồng thời cũng có một bản port được tăng cường dành cho Nintendo DS, đi kèm một số cải tiến và tính năng gameplay mới. Với những ai không thể chịu được đồ họa lỗi thời của game, có thể lưu tâm đến Resident Evil HD Remaster, phiên bản làm mới của game được ra mắt trực tiếp trên Steam.


Game thủ trên Steam có thể tìm mua Resident Evil HD Remaster để trải nghiệm
 

5. Silent Hill (1999)


Lấy cảm hứng từ Resident Evil, Silent Hill đánh vào yếu tố tâm lý nhiều hơn

Thương hiệu Silent Hill của Konami rõ ràng lấy cảm hứng từ Resident Evil, nhưng mang đến một sự nhấn mạnh lớn hơn trong thể loại kinh dị tâm lý. Trong Silent Hills, người chơi sẽ vào vai Harry Mason, khi anh khám phá thị trấn Silent Hill bí ẩn để tìm kiếm cô con gái bị mất tích. Kết quả là một trong những tựa game đáng sợ nhất của thập niên 90 đã ra đời, từ đó sản sinh ra một thương hiệu vô cùng thành công theo phong cách riêng của mình. Nhưng đến nay Konami đã chính thức từ bỏ thương hiệu Silent Hill một cách vô lý, và cho đến này rõ ràng không hề có dấu hiệu công bố một phần mới trong seri này.

Nguồn: Tổng hợp

Bài cùng chuyên mục