Những tựa game gây thất vọng nặng nhất năm 2019

Lê Khoa

Bên cạnh những tựa game thành công cũng không thể thiếu những cái tên vấp ngã ngay từ những giây phút đầu tiên

Cho đến thời điểm hiện tại, cộng đồng game thủ đã chứng kiến không ít các tựa game gầy dựng được thành công, từ Resident Evil 2 Remake, Kingdom Hearts III, Apex Legends, Metro Exodus (Trừ việc phát hành độc quyền trên Epic Store thì game về cơ bản vẫn rất hay và đáng chơi), ... và gần đây nhất là Devil May Cry 5. Thế nhưng trong một thị trường game rộng lớn, bên cạnh những thành công rực rỡ cũng không thể thiếu những cái tên ngỡ như sẽ trở thành bom tấn, để rồi cuối cùng vấp ngã ngay từ những giây phút đầu tiên. Hãy cùng LagVN điểm qua 4 cái tên đã nhanh chóng trở thành những "cú flop" nặng nề nhất trong thế giới game đầu năm 2019 này.

Anthem

Anthem ban đầu được xem là tựa game AAA tiếp theo có thể phát huy được những gì đã tạo nên thành công cho Destiny và Warframe. Khi nó được tiết lộ, EA hứa hẹn rằng họ sẽ tập trung vào cốt truyện trước cả gameplay, nhưng những gì game thủ nhận lại là một tựa game đầy lỗi, chưa hoàn chỉnh, với một cốt truyện bị bỏ ngỏ. Người chơi sẽ vào vai một Freelancer, có khả năng điều khiển những bộ giáp Javelin với các tên gọi khác nhau, cùng đồng đội ngăn chặn một thế lực thống trị xấu xa có âm mưu sử dụng những thứ vũ khí cổ xưa hùng mạnh.

Nghe sơ qua thì nó rất tuyệt vời, nhưng "đời không như là mơ", cốt truyện của Anthem nhanh chóng mang đến cảm giác chỉ như một thứ phụ thêm cho lối chơi multiplayer, và trở nên trùng lặp chỉ sau vài giờ trải nghiệm, thậm chí cực kì khó khăn để người chơi vượt qua các nhiệm vụ cốt truyện, mà phần thưởng nhận về không hề hấp dẫn một chút nào. Nếu game có một hệ thống cốt truyện đã làm nên tên tuổi của BioWare, lẽ ra Anthem đã có thể trở thành một bom tấn đáng chú ý, nhưng đáng tiếc là không.

Còn lối chơi, thứ mà lẽ ra sẽ là tính năng vớt vát lại, và quả thực nó tốt hơn cốt truyện, nhưng ngay cả vậy nó cũng không hoàn chỉnh. Anthem sẽ ra đã mang lại một cảm giác giống như một tựa game Iron Man, khi cho người chơi mặc những bộ giáp khác nhau với các đặc tính riêng biệt, nhưng vô vàn những giới hạn đã khiến game thất bại nhanh chóng. EA đã không thể giữ được lời hứa của mình trong việc đầu tư nhiều hơn cho cốt truyện game, với kết quả hầu như ai cũng đã nhìn thấy.

Jump Force

Nếu bạn nghĩ một tựa game với hàng loạt những nhân vật anime Shonen được yêu thích lấy bối cảnh hiện thực sẽ là một thành công, Jump Force sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Với những người mới làm quen, hệ thống chiến đấu sẽ cực kì ảo diệu trong rất nhiều đoạn trailer, nhưng với thực tế đồ họa khá xấu so với các đoạn phim cắt cảnh và hệ thống lồng tiếng không hề tốt, Jump Force hoàn toàn không thể đứng kế những tựa game đối kháng nổi tiếng khác, điển hình như Dragon Ball FighterZ.

Jump Force có lượng nhân vật tương đối đa dạng, nhưng hoàn toàn mang lại cảm giác vô hồn khi điều khiển. Nếu là một fan trung thành của anime, Jump Force có thể sẽ phần nào khiến bạn chú ý đôi chút, nhưng một khi đã trải qua vài màn chơi đầu, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hối tiếc khi mua nó. Nhìn chung, Jump Force đã không thể mang đến sự hào hứng cần  có cho những người hâm mộ Shonen.

Left Alive

Mặc dù mới ra mắt gần đây, nhưng việc có rất ít cửa hàng nhận được bản đánh giá từ Square Enix, không quá lạ lùng khi các đánh giá ban đầu dành cho Left Alive là cực kì tệ. Đây là một phần mới trong seri Front Mission của Square Enix, với sự tham gia thiết kế của họa sĩ Yoji Shinkawa, người từng là họa sĩ của thương hiệu Metal Gear.

Bạn có thể nghĩ rằng một tựa game do Square Enix phát hành, được chăm chút bởi một trong những người đã từng đóng góp cho thương hiệu Metal Gear Solid thì chắc hẳn sẽ mang đến các cơ chế chơi tương đồng như hành động bí mật, các cỗ máy cơ khí và góc nhìn thứ ba.

Thế nhưng Left Alive gần như không mang lại bất kì điều gì tương tự. Ngoài yếu tố đồ họa ở mức tạm chấp nhận được ra thì những nhược điểm khác như AI khó đến vô lý, điều khiển khó khăn và cấu trúc nhiệm vụ đơn giản đã góp phần "vùi dập" Left Alive khiến nó có lẽ khó mà ngóc đầu lên được. Và hơn 1 triệu đồng cho tựa game này? Tốt hơn là bạn hãy mua Sekiro: Shadows Die Twice sắp ra mắt đi.

Crackdown 3

Một tựa game được quảng bá cũng khá lâu, nhưng khi ra mắt thì lại hết sức âm thầm và lặng lẽ. Về cơ bản, Crackdown 3 không thực sự thất bại nếu so với những tựa game nói trên, nhưng nó vẫn chưa đủ tầm để trở thành một tựa game độc quyền lớn trên Xbox One mà các game thủ có thể trầm trồ kinh ngạc. Nó là một tựa game khá thiếu sót, và gần như chỉ làm hài lòng một vài người.

Không phải tựa game nào cũng cần quãng thời gian phát triển lâu như Red Dead Redemption 2, nhưng chắc chắn Crackdown 3 cần nhiều thời gian hơn để có thể hiện đại hóa lối chơi của nó thêm nữa. Game có thể sẽ thành công hơn, nếu nó  cho chúng ta một thế giới mới mẻ cùng những kẻ thù hấp dẫn, và có thể là một vài lời thoại từ chính Terry, nhưng không một chi tiết nào nói trên góp mặt trong game. Có lẽ nó sẽ không quá tồi tệ, nếu không mang cái mác độc quyền Xbox One.

KL Jackarl
Nguồn: Sưu tầm

Bài cùng chuyên mục