Những đánh giá khác nhau của các trang game lớn nói về tựa game No Man's Sky

Xem ra cách duy nhất để đánh giá chính xác No Man's Sky là game thủ nên tự mình cảm nhận.

Kể từ đầu năm 2016 đến nay, No Man's Sky có thể nói là tựa game đáng chú ý cũng như gây nhiều tranh cãi nhất, với nguyên nhân xuất phát từ sự kì vọng quá lớn mà hãng phát triển Hello Games đã tạo ra thông qua những lời hứa hẹn cực kì hấp dẫn như: Vũ trụ chứa 18 tỷ tỷ hành tinh, tiềm năng khám phá vô tận, cho phép game thủ đặt tên cho những gì mình khám phá được... Nhưng không phải lời hứa nào của Hello Games cũng trở thành sự thật trong sản phẩm chính thức, và điều này đang tạo ra những đánh giá trái chiều cả trong giới chuyên môn lẫn cộng đồng.

No Man's Sky: Kẻ khen ngợi, người chê bai

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tham khảo một số đánh giá của các trang game lớn trên thế giới về No Man's Sky, và nếu như bạn đang nằm trong bộ phận những người đang băn khoăn có nên bỏ tới 60 USD - một số tiền không hề nhỏ cho tựa game indie này hay không, hy vọng những nhận xét bên dưới có thể giúp ích cho bạn trong việc ra quyết định cuối cùng.

Gamespot (7/10)

No Man's Sky ở ấn tượng đầu tiên là một tựa game khám phá vũ trụ hết sức rộng lớn, và nó ít nhiều sẽ làm thỏa mãn đam mê khám phá của bạn ở những giờ chơi đầu tiên. Dù vậy càng đi sâu vào trò chơi, bạn càng nhận ra nhiều khuyết điểm của nó, ví dụ như hầu hết các hoạt động trong game đều chẳng mang nhiều tầm quan trọng so với việc đi trao đổi tài nguyên. Dù vậy nếu bạn cảm thấy hứng thú với bí ẩn nằm ở trung tâm của thiên hà mà Atlas đang ẩn giấu, có thể bạn sẽ cảm thấy No Man's Sky mang nhiều ý nghĩa hơn là một tựa game với vũ trụ gần như vô tận.

No Man's Sky: Kẻ khen ngợi, người chê bai

Polygon (6/10)

Công nghệ sản sinh ngẫu nhiên đằng sau No Man's Sky vẫn luôn là điểm hút khách từ trước đến nay của trò chơi, vì vậy cũng dễ hiểu khi sản phẩm cuối cùng thể hiện nó chỉ có chiều rộng chứ không mang nhiều chiều sâu. Hello Games quả thực có thể đã tạo ra một công nghệ có thể thay đổi cách mà chúng ta xây dựng nên những trò chơi rộng lớn, tuy nhiên nó lại được áp dụng vào một tựa game chẳng thể khiến người chơi cảm thấy hấp dẫn sau vài tiếng đồng hồ. Vũ trụ của No Man's Sky quả thực có rộng lớn nhưng nó thật trống rỗng.

No Man's Sky: Kẻ khen ngợi, người chê bai

GamesRadar (3,5/5)

Đây có lẽ là tựa game 3,5 điểm tham vọng nhất mà chúng tôi từng đánh giá. Những game thủ trông chờ vào những trận chiến vũ trụ hấp dẫn sẽ bị hụt hẫng vì hệ thống nghèo nàn của game, hay những ai muốn gặp gỡ với những người chơi khác sẽ không thể nào được thỏa ước nguyện. Nếu bỏ qua những điểm trừ này thì No Man's Sky vẫn sẽ mang đến cho bạn một vũ trụ vô tận đang chờ đợi được khám phá.

No Man's Sky: Kẻ khen ngợi, người chê bai

Time (4,5/5)

Tôi đã bỏ ra hàng trăm tiếng đồng hồ để chơi Minecraft, dù vậy tôi cũng chưa từng đặt chân tới The End hay giết được Ender Dragon. Khái niệm về một tựa game thế nào là "hoàn tất" giữa mỗi người cũng khác nhau, và nếu bỏ ra thêm vài trăm giờ chơi nữa cho No Man's Sky, tôi tin rằng mình vẫn cảm thấy thích thú với những gì mà một đội ngũ phát triển nhỏ bé như Hello Games mang lại.

No Man's Sky: Kẻ khen ngợi, người chê bai

GamesBeat (80/100)

Tôi đã trông đợi rất lâu để được chơi No Man's Sky, và sự thật là nó không thể làm thỏa mãn được một ông già 33 tuổi. Mặt khác nó cũng không phải hoàn toàn là đồ bỏ đi, bởi quy mô và cảm giác cô đơn mà nó mang lại quả thực rất đặc biệt. Những hệ sinh thái được tạo ra ngẫu nhiên bằng thuật toán trong game tỏ ra sống động hơn hẳn so với nhiều tựa game khác. Mong rằng No Man's Sky sẽ là khởi đầu tốt cho những tựa game hay hơn sau này.

Bên dưới là một số điểm đánh giá từ các trang game khác để các bạn tiện tham khảo:

The Jimquisition – 5/10
Destructoid – 7/10
We Got This Covered – 3.5/5
PlayStation LifeStyle – 9/10
IGN Spain – 9/10
Eurogamer Poland – 7/10
GameCrate – 8/10
Eurogamer – Đáng chơi
Leadergamer – 8/10
CheatCode Central – 3.9/5
Level Up – 7/10
Attack of the Fanboy – 7/10

Nguồn: GameK

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Hình ảnh CGI tệ hại trong "Học viện ma vương" khiến khán giả phẫn nộ

Hình ảnh CGI tệ hại trong "Học viện ma vương" khiến khán giả phẫn nộ

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Công nghệ mô phỏng hình ảnh được tạo ra bởi máy tính (CGI) luôn là chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng anime. Mặc dù các hãng phim hoạt hình thường sử dụng hình ảnh 3D để cắt giảm chi phí sản xuất, nhưng hiệu quả thu về cho đến nay là không đáng kể, và anime The Misfit of Demon King Academy ( Học viện ma vương) là trường hợp mới nhất vấp phải làn sóng phẫn nộ từ người mộ.

Giải trí
Lên đầu trang