Hệ thống chống hack dành cho những tựa game trên Steam luôn được Valve liên tục phát triển không ngừng để môi trường game trở nên trong sạch hơn
CS:GO là tựa game thứ 10 sử dụng engine Source và cũng là thứ 3 trong series CS bị các hacker xâm nhập và tạo ra những phần mềm gian lận để đục khoét game nhưng aimbot hay nhìn xuyên tường và những người sử dụng có thể hạ gục người khác một cách vô cùng dễ dàng. Đội ngũ CS:GO đã rất cố gắng trong việc vá những lỗi hổng nhưng vẫn chưa có dấu hiệu khắc phục một cách hiệu quả.
Dù vậy nhưng CS:GO vẫn coi việc chống lại những kẻ sử dụng hack như là một nhiệm vụ hàng đầu nhằm bảo vệ vị thế của mình trên thị trường game quốc tết cũng như đảm bảo một môi trường eSport chuyên nghiệp. Phần mềm chống hack Valve Anti Cheat (VAC) đã phải ban hàng nghìn tài khoản gian lận trên sever và số lượng này càng ngày càng tăng thêm.
Lập trình viên John McDonald đã có những chia sẻ tại Game Developers Conference (buổi thảo luận giữa các nhà lập trình game) để giải thích về thuật toàn đào sâu của CS:GO nhằm chống lại những phần mềm hack tràn lan. Đồng thời Valve và nhiều đơn vị phát triển khác cũng phải đang làm việc không ngừng để hoàn thiện phương thức tăng hiệu quả việc chống gian lận cho tất cả những tựa game phát hành trên hệ thống Steam.
Để đối mặt với nhiều vấn đề xảy ra, Vallve đã phải phát triển một dự án mang tên VACnet nhằm nghiên cứu những hành vi của hacker để chọn lọc, đưa ra những lựa chọn chuẩn xác, đưa đến mục địch cuối cùng là xóa chúng ra khỏi hệ thống. Phương thức này dự tính sẽ phải phát triển nhiều năm trời để vận hành một cách trơn tru và hoạt động được trên nhiều game khác nhau.
Bên cạnh CS:GO, thì VACnet còn được vận hành thử nghiệm trên Overwatch. Những đoạn record được báo cáo từ game thủ sẽ được phân tích một cách kỹ càng trên hệ thống để đưa ra cách xử lý đúng đắn nhất.
VAC cơ bản là một hệ thống dò phần mềm thứ 3 được cho là can thiệt vào hệ thống client của game và sẽ truyền lệnh khóa tài khoản lên hệ thống. Những VACnet lại khác, đây là một dự án hoạt động độc lập với nhiệm vụ chính là phân tích hành vi của game thủ, từ đó nhìn ra được kẻ đang sử dụng hack, cheat rồi ban thẳng kẻ gian lận dựa vào những tình huống xảy ra trong game.
Tuy nhiên VACnet vẫn phải tốn một khoảng thời gian để xét duyệt với tần suất 140 lần thì mới có thể đưa ra kết luận chứ không thể dựa vào một tình huống duy nhất được.
Những kết quả thử nghiệm trên CS:GO và Overwatch cho thẩy VACnet hoạt động rất ổn và cho những kết quả khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ. Những trường hợp bị khóa tài khoản oan giảm một cách đáng kể, tạo niềm tin nhiều hơn cho game thủ.
Việc VACnet được đưa vào hoạt động hàng ngày cũng đồng nghĩa với việc sever phải cực kì lớn để có thể tải về hết tất cả dữ liệu của hàng triệu game thủ đang chơi CS:GO trên toàn thể giới, thậm chí lượng dữ liệu này vẫn còn tăng với tốc độ khá nhanh. Theo thống kê mỗi ngày có khoảng hơn 600.000 trận 5vs5 diễn ra trong game, với số lượng đó bạn phải cần ít nhất 1700 bộ vi xử lý hoạt động liên tục 24/24 để có thể xử lý hết những dữ liệu đưa về.
Và đúng như tính toán, Valve đã sắm cho mình 1700 bộ vi xử lý cùng 1700 bộ khác để triển khai cho những dự án sau. Theo dự tính lâu dài, VACnet sẽ được triển trai nhiều hơn trên những tựa game khác trên Steam chứ không gói gọn trong CS:GO và Overwatch.
Valve đã chi đến hàng triệu USD để chống hack và tương lai về một hệ thống hoàn thiện không còn xa nữa.