Các tác phẩm điện ảnh xuất sắc phơi bày nạn ấu dâm
Các phim về ấu dâm nổi tiếng như “Lolita”(1962), “Silenced” (2011) hay “The Hunt” (2012),… khắc họa nhiều góc nhìn cả ở phía nạn nhân, kẻ phạm tội cũng như người ngoài cuộc. Chúng nói lên hiện thực cuộc sống và nhắc nhở con người về các giá trị đạo đức.
Ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục, trong đó người trưởng thành có ham muốn tình dục với trẻ em chưa đủ tuổi vị thành niên. Ngay từ khái niệm đã nói lên đây là hành vi không tốt đẹp gì. Những người ấu dâm sẽ không bao giờ được xã hội chấp nhận và cần được cải tạo, giáo dục.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông, ấu dâm thường được mô tả như một người đàn ông theo đuổi một đứa trẻ không quen biết. Thế nhưng rất nhiều vụ ấu dâm xảy ra giữa những người gần gũi như họ, anh em, hàng xóm… và kéo dài hàng năm trời.
Điện ảnh cũng đã khai thác được khá nhiều góc nhìn về vấn đề này. Dưới đây là những đại diện không chỉ cất lên tiếng nói của nạn nhân mà một số còn đi sâu khám phá suy nghĩ của chính những kẻ chúng ta dè bỉu.
Lolita (1962)
Ngay từ khi nguyên tác tiểu thuyết ra mắt, “Lolita” đã là tâm điểm của những tranh cãi
Lolita của Kubrick không phải là không có vấn đề, nhưng tính đúng đắn trong đạo đức và luật pháp của nó đã được giảm tránh đi nhiều. Bộ phim kể mối quan hệ của một người đàn ông trung niên và một cô gái trẻ, thay vì bé gái 12 tuổi như nguyên tác của Vladimir Nabokov.
Tựu chung thì Lolita đứng trên góc nhìn của một kẻ ấu dâm, nhưng với sắc thái lãng mạn và nhiệt thành tới mức tranh cãi về nguyên tác lẫn các bản chuyển thể vẫn um sùm trên các diễn đàn tới tận bây giờ.
The War Zone (1999)
Một cảnh trong “The War Zone”
Dưới bàn tay chỉ đạo của Tim Roth, mọi thứ trong The War Zone đều trở nên gai góc, ngay cả vùng quê Devon của Anh quốc vốn yên bình cũng hiện lên tàn bạo qua lăng kính của ông. Bộ phim nhìn sâu hơn vào những rối loạn trong nội bộ của một gia đình, về quan hệ giữa anh em bị biến dạng do loạn luân giữa ông bố và con gái.
L.I.E (2001)
“L.I.E” là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Michael Cuesta
Màn ra mắt của đạo diễn Michael Cuesta đem tới cho khán giả câu hỏi về ranh giới giữa bình thường và bất thường, ở đó một thiếu niên đáng thương do Paul Dano thủ vai bị cuốn vào mối quan hệ với gã đàn ông trung niên Big John Harrigan (Brian Cox). Liệu chính xác thì Big John thực sự muốn gì ở cậu trai trẻ, chúng ta sẽ không bao giờ biết được chắc chắn.
The Woodsman (2004)
Kevin Bacon vào vai một tội phạm quấy rối tình dục trong “The Woodsman” (2004)
Trong phim, Kevin Bacon vào vai một tội phạm quấy rối tình dục được ra khỏi tù nhưng nơi ở tạm thời thì lại nằm gần một trường học. Mỗi lần chứng kiến hoặc tiếp xúc với trẻ em là một lần gã phải đấu tranh nội tâm cùng cực. Nam tài tử đã có một vai diễn để đời khi mỗi cử chỉ, suy nghĩ trong nhân vật của ông như một nhúm cỏ khô có thể bắt lửa bất cứ lúc nào.
Không có nhiều bộ phim có thể khiến người ta hiểu và đồng cảm với những người lệch lạc về thiên hướng tình dục. Thế nhưng với Woodsman, người xem có thể cảm nhận được ở nhân vật chính là một khao khát hướng thiện nhưng luôn bị hành hạ bởi những dục vọng không thể kiểm soát.
Hard Candy (2005)
“Hard Candy” giống như một trò “mèo vờn chuột” giữa hai nhân vật
Nội dung phim kể về việc một người đàn ông dụ dỗ cô bé vị thành niên nhưng cuối cùng thì chính cô nàng mới là người trả thù và hành hạ gã vì nghi ngờ hắn là hung thủ giết người. Đúng là tác phẩm có nhiều tình tiết bị thổi phồng, nhưng bản thân diễn xuất của Ellen Page và Patrick Wilson xuất sắc cùng với kịch bản độc đáo làm cho Hard Candy vẫn là một bộ phim đáng suy ngẫm khi nhắc tới vấn nạn ấu dâm.
Precious (2009)
“Precious” khắc họa một lát cắt đau đớn của người da màu những năm 80 tại nước Mỹ
Bộ phim là một cuốn hồi ký đầy đau khổ của cô bé “Precious” da màu 16 tuổi, người trở thành mẹ quá sớm vì bị chính bố đẻ hãm hiếp. Vượt lên những đày đọa từ người mẹ và ám ảnh do ông bố cầm thú gây ra, Precious học cách đi ngược lại bóng tối và nỗi đau để vươn tới tình yêu và ánh sáng.
Michael (2011)
“Michael” là một bộ phim gây ám ảnh với khán giả
Tình tiết kẻ bắt cóc hỏi cậu bé lựa chọn thứ gì để dí vào người, giữa con dao hay dương vật bẩn thỉu của lão và đứa bé chọn ngay con dao không chút do dự là một trong những chi tiết đầy ám ảnh của Michael. Bộ phim của Áo khiến khán giả nhớ về “ông bố ác quỷ” của nước này Josef Fritzl – kẻ đã giam cầm và bạo hành tình dục con gái suốt 24 năm trời.
Silenced (2011)
Bộ phim cảnh tỉnh về thực trạng của Hàn Quốc trước nạn ấu dâm
Đại diện của Hàn Quốc có được thành công một phần do khắc họa được thực trạng bưng bít tội ác của đất nước này, khi trong số nhiều giáo viên bị cáo buộc cưỡng bức và xâm hại học sinh chỉ có hai người bị kết án. Điều đáng sợ là hiện diện đâu đó những kẻ mang lốt sói lại chính là những người hằng ngày giảng giải kiến thức và đạo lý trên bục giảng cho trẻ em.
The Hunt (2012)
Lucas là một nạn nhân của dư luận trước nạn ấu dâm
Sức ép từ cộng đồng là một con dao hai lưỡi, khi nó đồng thời cũng có thể cắt đứt chuỗi ngày yên ổn của một người vô tội và đẩy ông ta vào hố sâu tuyệt vọng với cái danh kẻ ấu dâm. Đó chính xác là những gì mà nhân vật Lucas (do Mads Mikkelsen thủ vai) phải trải qua.
Phim là lời nhắc nhở rằng chỉ một lời nói dối của con trẻ và sự quy kết vội vàng từ xã hội cũng có thể tước đoạt cuộc sống của một người mãi mãi.
Hope (2013)
Những nạn nhân sẽ không bao giờ có thể phát triển lành lặn về tâm lý sau tội ác mà những kẻ ấu dâm gây ra
Ra mắt khiêm tốn nhưng sức nặng của Hope nằm ở cốt truyện ám ảnh mô tả quá trình phục hồi tâm lý của một nạn nhân ấu dâm. Một lần nữa, dư luận Hàn Quốc và thế giới lại dậy sóng vì bi kịch của nhân vật trong phim là quá chân thực và đau đớn, trong khi bản án mà tên tội phạm phải trả lại quá nhẹ.
Spotlight (2015)
“Spotlight” nhận được nhiều khen ngợi từ giới phê bình lẫn khán giả
Bộ phim với dàn diễn viên sáng giá là câu chuyện những nhà báo trong nỗ lực vạch trần chân dung những linh mục ấu dâm thối nát mà không có lấy một cảnh gây sốc. Spotlight ca ngợi lương tâm nhà báo và tài năng của họ để đưa sự thật phơi bày trước ánh sáng.
Theo Muzuco
Bài cùng chuyên mục