Top 10 tay lừa đảo lão luyện nhất từng xuất hiện trên màn ảnh rộng

Danny Ocean, Barry Seal, Jordan Belfort hay Irving Rosenfeld… là những cái tên để lại ấn tượng cho khán giả nhờ đầu óc ma lanh và khả năng lừa đảo người khác cực kỳ tinh vi.

1. Gordon Gekko (Michael Douglas) trong loạt Wall Street (1987-2010):

Trong hai tập phim điện ảnh mang đề tài tài chính, ngôi sao Michael Douglas sắm vai Gordon Gekko - một doanh nhân thành đạt tại Phố Wall. Ở tập đầu tiên năm 1987, ông lợi dụng Bud Fox (Charlie Sheen) để mua lại hãng hàng không Bluestar. Bất chấp lời hứa tái đầu tư, Gekko âm mưu bán thương hiệu và bỏ mặc toàn bộ nhân viên. Sang phần hai - Money Never Sleeps (2010), tay cáo già thậm chí sẵn sàng lừa gạt cả con gái chỉ để tái chiếm khoản tiền thừa kế có trị giá lên tới 100 triệu USD.

Top 10 tay lừa đảo lão luyện nhất từng xuất hiện trên màn ảnh rộng

2. Danny Ocean (George Clooney) trong loạt Ocean's Eleven (2001-nay):

Đây là nhân vật chính, đồng thời là tay lừa đảo chuyên nghiệp của loạt tác phẩm điện ảnh gắn liền với sự nghiệp George Clooney. Qua ba tập phim, Danny Ocean cùng băng nhóm thực hiện thành công hàng loạt phi vụ, cuỗm đi nhiều triệu USD từ những tay đại gia cộm cán. Phương pháp thường thấy của Ocean là sử dụng danh tính giả để làm thân với con mồi, rồi đánh lạc hướng nhằm giúp đồng đội dễ dàng ra tay.

Top 10 tay lừa đảo lão luyện nhất từng xuất hiện trên màn ảnh rộng

3. Gabriel Shear (John Travolta) trong Swordfish (2001):

Gabriel Shear ban đầu được giới thiệu là viên chỉ huy đặc biệt của đội biệt kích chuyên thủ tiêu những kẻ khủng bố có âm mưu tấn công nước Mỹ. Bắt tay với gã tin tặc Stanley Jobson (Hugh Jackman), hắn muốn chế tạo một con virus nhằm đánh cắp tiền từ quỹ đen của các tổ chức, cơ quan chính phủ. Mọi chuyện dần trở nên khó hiểu khi Jobson phát hiện ra một xác chết giống hệt như Shear. Sự lắt léo trong nội dung của Swordfish khiến người xem đến cuối phim vẫn không chắc chắn về thân phận thực sự của Gabriel Shear.

Top 10 tay lừa đảo lão luyện nhất từng xuất hiện trên màn ảnh rộng

4. Micky Rosa (Kevin Spacey) trong 21 (2008):

Là một giáo sư toán học tại MIT, Micky Rosa tuyển chọn ra nhóm sinh viên năng khiếu để... đi gian lận tại các sòng bạc ở Las Vegas (Mỹ). Hóa ra, Rosa từng là một tay cờ gian bạc lận nổi tiếng, và giải nghệ sau khi cuỗm đi số tiền khổng lồ. Lo sợ bị tóm, vị giáo sư chỉ đứng ở hậu trường và lợi dụng đám sinh viên trẻ để kiếm tiền. Khi mọi chuyện vỡ lở, Rosa sẵn sàng tẩu thoát và bỏ mặc đồng đội. Toàn bộ câu chuyện lý thú ngoài đời thực đã được kể lại theo ngôn ngữ điện ảnh qua bộ phim 21.

Top 10 tay lừa đảo lão luyện nhất từng xuất hiện trên màn ảnh rộng

5. Dylan Rhodes (Mark Ruffalo) trong loạt Now You See Me (2013-nay):

Hai tập phim Now You See Me theo chân bộ tứ ảo thuật gia mang biệt danh The Four Horsemen. Trong một buổi diễn, họ ăn trộm hàng triệu USD từ một ngân hàng tại Paris (Pháp) rồi cho khán giả tại khán phòng ở Mỹ lập tức “tắm trong tiền”. Sự việc khiến mật vụ cấp cao của FBI là Dylan Rhodes (Mark Ruffalo) lập tức phải vào cuộc. Nhưng khán giả sau đó vỡ lẽ rằng Rhodes thực chất là nhân vật đứng sau nhóm The Four Horsemen và những màn ảo thuật kỳ ảo.

Top 10 tay lừa đảo lão luyện nhất từng xuất hiện trên màn ảnh rộng

6. Richie Furst (Justin Timberlake) trong Runner Runner (2013):

Bộ phim năm 2013 là cuộc đấu trí giữa hai tay lừa đảo Richie Furst (Justin Timberlake) và Ivan Block (Ben Affleck). Sau khi bị Furst bóc mẽ phương thức lừa đảo thông qua đánh bài trực tuyến, Block bèn nhận chàng trai trẻ về làm trợ lý riêng. Nhưng thực chất, tay trùm đang tính toán biến Furst trở thành “hình nhân thế mạng” cho các hoạt động phạm pháp của y. Từ đó, chàng sinh viên trẻ buộc phải tương kế tựu kế để giao nộp Ivan Block và các bằng chứng phạm tội của hắn cho nhà chức trách.

Top 10 tay lừa đảo lão luyện nhất từng xuất hiện trên màn ảnh rộng

7. Irving Rosenfeld (Christian Bale) trong American Hustle (2013):

Ở tác phẩm điện ảnh nhận 10 đề cử Oscar của đạo diễn David O. Russell, Christian Bale sắm vai tay lừa đảo Irving Rosenfeld (vốn dựa trên nhân vật có thật Melvin Weinberg). Gã kết hợp với người đẹp Sydney Prosser (Amy Adams) để thực hiện hàng loạt phi vụ chiếm đoạt tài sản. Nhưng bộ đôi không thể lọt qua mắt gã nhân viên FBI tài lanh Richard DiMaso (Bradley Cooper). Rosenfeld và Prosser nay phải phục vụ DiMaso điều tra phá án. Song, họ đồng thời tìm cách lợi dụng việc bắt tay với nhà chức trách để lừa đảo tiếp người khác.

Top 10 tay lừa đảo lão luyện nhất từng xuất hiện trên màn ảnh rộng

8. Jordan Belfort (Leonardo DiCaprio) trong The Wolf of Wall Street (2013):

Ở tác phẩm thuộc dòng tiểu sử năm 2013 của đạo diễn Martin Scorsese, Leonardo DiCaprio vào vai tay lừa đảo có thật mang tên Jordan Belfort. Khởi nghiệp là một nhân viên môi giới chứng khoán nhỏ lẻ, Belfort nghĩ ra cách lũng đoạn thị trường để kiếm tiền. Sau khi lập ra công ty Stratton Oakmont, gã lợi dụng tài ăn nói để bán cổ phiếu giá rẻ cho khách hàng với giá trên trời. Jordan Belfort rốt cuộc kiếm được hàng chục triệu USD và được xem là một trong những nhân vật thành công nhất lịch sử Phố Wall.

Top 10 tay lừa đảo lão luyện nhất từng xuất hiện trên màn ảnh rộng

9. Nicky Spurgeon (Will Smith) trong Focus (2015):

Jess Barrett (Margot Robbie) là cô gái móc túi mới chập chững vào nghề. Một đêm nọ, cô ra sức chèo kéo một gã đàn ông trung niên nhằm cuỗm sạch tiền bạc. Thật không may, con mồi của Jess thực chất là Nicky Spurgeon (Will Smith) - bậc thầy trong “lĩnh vực” lừa đảo. Sau nhiều lần kiên trì đeo bám, cô gái trẻ thuyết phục được Nicky nhận mình làm đệ tử. Focus là câu chuyện tình lãng mạn giữa bộ đôi, kết hợp với những pha lừa đảo đầy bất ngờ xuyên suốt.

Top 10 tay lừa đảo lão luyện nhất từng xuất hiện trên màn ảnh rộng

10. Barry Seal (Tom Cruise) trong American Made (2017):

Giống như Jordan Belfort, Barry Seal (Tom Cruise) cũng là tay lừa đảo có thật trong lịch sử hiện đại nước Mỹ. Viên phi công dân dụng của hãng TWA được CIA tuyển dụng để thực hiện nhiều phi vụ chính trị bí mật tại vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ hồi thập niên 1980. Lợi dụng công việc mới, Seal bắt tay với các băng đảng buôn bán ma túy tại Medellín (Colombia) để vận chuyển hàng vào nước Mỹ, đút túi hàng triệu USD. Nhưng cuộc đời hai mang rốt cuộc đã đem đến cho Barry Seal kết cục không lấy gì làm tốt đẹp.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang