Nếu thành công, dự án này sẽ trở thành một ví dụ điển hình về thành phố xanh trên toàn thế giới.
“Thành phố Rừng” đầu tiên trên thế giới được tạo ra để chống lại ô nhiễm hiện đang được xây dựng tại Liễu Châu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Được thiết kế bởi Stefano Boeri Architetti, một nhóm phát triển các dự án xanh trên khắp thế giới, thành phố rừng tương lai này sẽ là nơi sinh sống của khoảng 30.000 người.
Nó sẽ được bao phủ bởi cây xanh, trong đó bao gồm gần 1 triệu cây nhỏ từ hơn 100 loài thực vật khác nhau và 40.000 cây lớn sẽ cùng hấp thụ khoảng 10.000 tấn CO2 và 57 tấn chất thải ô nhiễm, đồng thời sẽ sản xuất khoảng 900 tấn oxy mỗi năm.
Nhờ đó, thành phố rừng này sẽ giúp giảm nhiệt độ trung bình của không khí, cải thiện chất lượng không khí ở địa phương, cây cối sẽ trở thành một rào cản tiếng ồn, tạo môi trường sống và nâng cao đa dạng sinh học trong khu vực.
Thành phố rừng Liễu Châu sẽ là một thành phố “tự cung cấp”, sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo như địa nhiệt và năng lượng mặt trời.
Thành phố cũng có đầy đủ các khu thương mại, khu dân cư, giải trí, một bệnh viện và hai trường học. Thành phố rừng sẽ được kết nối với Liễu Châu bằng tuyến đường sắt nhanh cho xe điện.
Hội đồng Kế hoạch Đô thị của Liễu Châu đã giao việc thiết kế 175 hecta của thành phố rừng nằm dọc theo sông Liujiang ở phía Bắc Liễu Châu.
Dự án này thể hiện tầm nhìn rất cao của Trung Quốc, và nếu thành công, nó sẽ trở thành một ví dụ về thành phố xanh trên toàn thế giới. Dự án được dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Tham khảo Sciencealer