Đề thi đáp án môn văn kỳ thi THPT Quốc Gia 2019 đầy đủ và chính xác - Hỏi về tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"

Sáng nay 25/6, các thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia chính thức bước vào môn thi đầu tiên, môn Ngữ văn với thời gian làm bài 120 phút. Theo đó là đáp án môn văn kỳ thi THPT Quốc Gia 2019

Cập Nhật mới: 

Đề thi Ngữ Văn năm nay rơi vào bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: Hãy cho biết tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ra góc nhìn về sông Hương như thế nào?

Câu 3 điểm hỏi về bài thơ Trước Biển của Vũ Quần Phương và Vũ Ngọc Trúc. 

Đề thi THPT quốc gia 2019 môn Ngữ Văn: Hỏi về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Ảnh 1.

Đáp án môn văn THPT Quốc Gia 2019

I. Đọc hiểu

Câu 1

Thể thơ tự do

Câu 2

- Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng: Những vất vả, nhọc nhằn của con người trong cuộc mưu sinh cũng như công cuộc bảo vệ tổ quốc trên biển khơi.

- Bao kiếp người vùi trong đáy lạnh mù tăm: Những con người đã mãi mãi nằm lại trong lòng biển lạnh lẽo, tối tăm.

Hai câu thơ thể hiện cái nghẹn ngào đầy thương cảm của nhà thơ trước những nhọc nhằn gian khó, những mất mát hy sinh của bao thế hệ người dân Việt trong lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ biển đảo quê hương.

Biển quê hương chứa chất cả mồ hôi, cả máu xương của mỗi con dân đất Việt, trở thành một phần máu thịt không thể tách rời của tổ quốc thiêng liêng.

Câu 3

 - Điệp từ “cái” kết hợp với cấu trúc liệt kê được điệp lại có tác dụng:

+ Khẳng định những vẻ đẹp của biển quê hương: Vừa hào hiệp phóng khoáng, vừa kiên nhẫn vững bền, vừa nghiêm trang mà giản dị.

+ Thể hiện sự gắn bó, tình yêu và niềm tự hào của nhà thơ về biển quê mình.

+ Tạo nhịp điệu nhanh, gấp, như lời kể mãi về những vẻ đẹp bất tận của biển quê hương.

Câu 4

- Khát vọng là những ước mơ, mong muốn của con người trên con đường chinh phục những chân trời mới.

- Hành trình theo đuổi khát vọng là hành trình nhiều gian nan, thử thách, thậm chí con người phải chấp nhận thử thách, hy sinh.

- Để thực hiện được khát vọng, con người phải kiên trì, dù gặp khó khăn cũng không nản chí, không biết mệt.

- Đi đến tận cùng khát vọng, con người sẽ đến được những chân trời mới, khám phá những điều giản dị nhưng sâu sắc, ý nghĩa.

II. Làm văn

Câu 1 (2,0 điểm) nghị luận xã hội: Sức mạnh ý chí con người

- Giải thích: Sức mạnh ý chí là sức mạnh bắt nguồn từ ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm, khát vọng của mỗi người.

- Bình luận:

+ Ý chí mạnh mẽ, kiên cường có sức mạnh vô cùng to lớn, giúp mỗi người, mỗi tập thể, mỗi quốc gia vượt qua những thử thách khó khăn để đạt được mục tiêu, mơ ước của mình.

Thực tế cuộc sống và lịch sử đã có vô vàn minh chứng về sức mạnh ý chí của con người.

Bằng ý chí kiên cường bảo vệ giang sơn, bao thế hệ cha anh đã ra nơi biên cương bảo vệ Tổ quốc, đánh bại những kẻ thù xâm lược.

Với ý chí và nghị lực phi thường, những con người không may mắn vẫn phấn đấu vươn lên sống hạnh phúc, trở thành người có ích, truyền cảm hứng cho cộng đồng (Nick Vujicic, Nguyễn Ngọc Ký, Helen Keller…). 

Niềm tự hào dân tộc cùng tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường giúp đội tuyển U23 Việt Nam làm nên những kỳ tích trên đấu trường châu lục…

+ Bằng ý chí mạnh mẽ, ta sẽ làm chủ được bản thân, không bị sa ngã trước những cám dỗ cuộc đời.

+ Sức mạnh ý chí không tự nhiên mà có, nó phải được rèn giũa, phát triển trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Tinh thần vượt khó, lòng dũng cảm, hiểu rõ mục tiêu và khát vọng của bản thân sẽ là những tiền đề không thể thiếu để có được ý chí mạnh mẽ, vững vàng.

+ Tuy vậy, trong cuộc sống hôm nay, nhiều bạn còn yếu đuối, thiếu ý chí, dễ dàng gục ngã trước những cám dỗ, dễ chán nản từ bỏ khi gặp khó khăn thử thách. Đó là những hiện tượng cần phê phán.

- Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người cần rèn luyện để có được ý chí mạnh mẽ, vững vàng. Đó là chìa khóa để có được thành công trong công việc, hạnh phúc trong cuộc đời.

Câu 2

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.

- Giới thiệu tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông", đoạn trích thể hiện vẻ đẹp độc đáo của sông Hương ở khúc thượng nguồn.

II. Thân bài

- Giới thiệu chung: Sông Hương trong cái nhìn đầy mê đắm của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên sống động giống như một người con gái Huế, mang trong nó cả sức sống, tâm hồn, tính cách rất riêng.

Dưới cái nhìn của nhà văn, dòng sông được tái hiện với cả góc nhìn không gian địa lý (địa chất), góc nhìn với bề sâu của văn hóa lịch sử, gắn bó thiết tha với thành phố Huế.

- Vẻ đẹp của dòng sông Hương ở khúc thượng nguồn được thể hiện trong đoạn trích:

+ Điểm đặc biệt đầu tiên, đó là một dòng sông “chung thủy”, nó chỉ thuộc về một thành phố duy nhất, thành phố Huế.

+ Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của dòng sông hiện lên qua hàng loạt hình ảnh so sánh đầy ấn tượng: Dòng sông như cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, như bản trường ca của rừng già.

Đồng thời, nhà văn sử dụng hàng loạt động từ, tính từ mạnh như rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy, phóng khoáng, man dại, bản lĩnh, gan dạ, tự do, trong sáng… để khắc họa vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống của dòng sông.

+ Vẻ đẹp mê đắm, trữ tình của dòng sông được thể hiện qua hình ảnh so sánh, ẩn dụ “người mẹ phù sa của nền văn hóa xứ sở”.

Các vẻ đẹp đó tuy đối lập mà thống nhất, quyện hòa để tạo nên vẻ đẹp đầy bí ẩn, cuốn hút của dòng sông ở khúc thượng nguồn.

Nó như một quãng đời trẻ trung, sôi nổi của tuổi thanh xuân người con gái, hoàn toàn khác biệt với gương mặt trầm mặc, dịu dàng khi sông Hương về với Huế.

- Nghệ thuật:

+ Cách miêu tả tinh tế tài hoa qua những hình ảnh nhân hóa, đối lập làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông.

+ Hình ảnh sáng tạo, câu văn dài mà khúc chiết, nhịp nhàng, nhiều biện pháp tu từ hợp lý đã gợi lên những liên tưởng kỳ thú, hấp dẫn.

+ Giọng văn nhẹ nhàng, ngọt ngào, mê đắm, thể hiện sự say mê của nhà văn với vẻ đẹp của quê hương xứ sở.

- Nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn:

+ Dòng sông mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người con gái Huế, vừa mạnh mẽ sôi nổi, vừa đằm thắm, dịu dàng.

+ Dòng sông không chỉ được miêu tả với góc nhìn địa lí với những đặc trưng địa chất, địa mạo, nhà văn còn quan sát nó dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử. Gắn thủy trình của dòng sông với lịch sử hình thành của nền văn hóa xứ sở.

+ Phải là một con người có vốn tri thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là phải có một tình yêu thiết tha, mãnh liệt với dòng sông Hương, với thành phố Huế, với quê hương xứ sở, nhà văn mới có được góc nhìn mới mẻ, độc đáo đến vậy.

III. Kết bài

Đáp án sẽ được cập nhật trong thời gian sớm nhất

Đề thi tham khảo Ngữ văn của Bộ GD&ĐT tại Kỳ thi THPT Quốc gia 2019.

Đề thi đáp án môn văn kỳ thi THPT Quốc Gia 2019 đầy đủ và chính xác - Hỏi về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?  2

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:

“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”

Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.

(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”

(Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)

Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

------------------ HẾT ------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN VĂN THPT QUỐC GIA NĂM 2019

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1: 

Tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích là: “nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển” 

Câu 2: 

“Điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là dậm chân tại chỗ, tự đóng khung mình vào những khuôn mẫu có sẵn, sống trì trệ, không muốn thay đổi để phát triển. 

Câu 3: 

Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có 2 tác dụng: 

- Chỉ ra tác hại của việc “nếu không thay đổi thì con người sẽ không phát triển được: Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu con người chỉ sống trong “vòng an toàn” mà không có những thay đổi, bứt phá. Điều đáng sợ nhất là chỉ đứng yên một chỗ, không làm gì để tiến lên. 

- Khuyên chúng ta phải thay đổi tư duy, mạnh dạn hành động sẽ làm được những điều chưa bao giờ đạt được. Điều quan trọng là phải hành động để tìm kiếm điều mới mẻ, tốt đẹp. 

Câu 4:

- Đầu tiên các em cần nêu ra được ý kiến của mình, có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm”. 

- Tiếp theo cần lí giải sự lựa chọn của mình: 

+ Đồng ý: “từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm” vì phải đối mặt với những thử thách, chưa bao giờ thử qua. Thậm chí ta chưa biết được những điều mới mẻ mà mình bắt đầu tiếp thu có thực sự tốt hay không. 

+ Không đồng ý: Dám từ bỏ những điều quen thuộc, an toàn là dám chấp nhận thử thách, khiến con người trở nên kiên cường hơn, chủ động hơn.  Dù là liều lĩnh, mạo hiểm nhưng những vượt qua giới hạn an toàn của bản thân, ta sẽ học được cách bảo vệ mình, tích lũy thêm những kiến thức, kĩ năng và trưởng thành hơn. Khi thời gian trôi đi thì chúng ta sẽ hối hận vì những điều ta không làm chứ không phải những điều ta đã làm.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1:

Giải thích vấn đề: Điều bản thân cần thay đổi là những điều chưa tốt hoặc có thể là chưa phù hợp, phải thay đổi để phát triển bản thân, để hoàn thiện nhân cách. 

- Vì sao cần phải thay đổi 

+ Chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng trước khi muốn thay đổi thế giới thì cần thay đổi chính bản thân mình. 

+ Con người ai cũng có những khuyết điểm, biết và dám thừa nhận những khuyết điểm của mình, biết sửa chữa sẽ làm cho chúng ta tiến bộ hơn từng ngày. Điều quan trọng là mình hôm nay phải hơn chính bản thân mình của ngày hôm qua 

- Cần phải thay đổi những gì: 

+ Cần thay đổi từ những thói quen bình dị hàng ngày: ăn, uống, nghỉ ngơi, làm việc, thư giãn

+ Phải thay đổi toàn diện từ nhận thức đến hành động. Phải có ước mơ, hoài bão nhưng quan trọng là phải thức dậy để biến ước mơ thành hành động.

- Tác dụng của việc thay đổi: 

+ Thái độ với mọi người và với chính bản thân mình trong bất cứ việc gì cũng nhẹ nhàng, bớt áp lực hơn. 

+ Suy nghĩ, tư duy tích cực hơn, yêu đời hơn. 

+ Học tập, làm việc suôn sẻ

+ Khi bản thân thay đổi để tốt hơn cũng sẽ tác động đến những người thân xung quang, làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. 

- Liên hệ với bản thân và đưa ra bài học của mình: Cuộc đời của chúng ta như thế nào do chính chúng ta quyết định, cần phải làm thế nào để mình ngày một tốt đẹp hơn thì bạn phải tự kiếm câu trả lời của mình.

Câu 2:

Các em cần vận dụng những kiến thức đã học qua đó phân tích đúng các hình ảnh trọng tâm miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Tham khảo dàn ý sau:

Mở bài: Giới thiệu chung 

a. Tác giả và tác phẩm

- Kim Lân, nhà văn chuyên viết truyện ngắn 

- Tác phẩm tiêu biểu: Để lại hai tập truyện nổi tiếng “Nên vợ nên chồng”, “Con chó xấu xí”

- Phong cách nghệ thuật: những trang viết của ông đều là những khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân bình dị, yêu đời, thật thà, chất phác, hóm hỉnh, tài hoa. 

- Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất nằm trong tập truyện “Con chó xấu xí” (1962)

b. Nhân vật: 

Người vợ nhặt tuy chỉ là nhân vật phụ của tác phẩm, nhưng thông qua nhân vật này Kim Lân đã cho thấy những chuyển biến tâm lí tinh tế, biệt tài phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của mình. 

Thân bài

a. Mô tả chung về nhân vật: 

- Lai lịch: không rõ ràng, không tên tuổi, không ghi hề có một thông tin nào về gia đình, quê hương, nghề nghiệp,... hay về quá khứ.

-> Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người trở nên hết sức vô nghĩa. * 
Chân dung:

- Hình ảnh được xây dựng

+ Bề ngoài: 

Áo quần tả tơi như tổ đĩa 

Gầy sọp . 

Mặt lưỡi cày xám xịt

Ngực gầy lép 

Hai con mắt trũng hoáy 

=> Ngoại hình thảm hại do cái đói tạo ra.

- Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động: 

+ “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”. => tính cách đanh đá, chua ngoa, chao chat, chỏng lỏn... 

+ “Ton ton chạy lại”, “liếc mắt cười tít”, “sầm sập chạy đến”, “xưng xỉa nói”, “cong cớn”, “cắm đấu ăn”, “ăn xong lấy đũa quẹt một cái”, bám lây câu nói đùa của người ta để theo về làm vợ thật => lột tả vẻ vô duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn. 

b. Sự thay đổi của nhân vật qua hai lần ăn uống 

* Lần ăn uống thứ nhất 

- Hoàn cảnh: Người vợ nhặt bị bỏ đói nhiều ngày, gặp Tràng thì không ngần ngại ăn liền một lúc hai bát bánh đúc không hề ngẩng mặt.

- Hành động: 

+ Sả xuống ăn thật 

+ Ăn một chặp hai bát bánh đúc 

+ Không ngầng mặt trò chuyện 

=> Hành động đó cho thấy: Thị là người trơ trẽn, cái đói đã làm mất không chỉ nhân hình mà cả nhân tính, phẩm giá của nhân vật, làm mất đi cái duyên dáng, tế nhị của một người phụ nữ. Những hành động đó cũng cho thấy thị là người có khao khát sống mãnh liệt, dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn đến cùng cực nhưng khao khát được sinh tồn vẫn chưa lúc nào thôi cháy bỏng. 

* Lần ăn uống thứ hai 

- Hoàn cảnh: Khi thị đã trở thành vợ của anh cu Tràng, nhận bát đồ ăn từ tay mẹ chồng. 

- Hành động:

+ Mắt tối lại

+ Điềm nhiên và bát chè khoán vào miệng 

=> Hành động lần này cho thấy sự lo lắng và buồn bã vì hoàn cảnh cuộc sống vẫn không thay đổi. Nhưng ngay sau đó người vợ nhặt lấy lại tinh thần, điềm nhiên đưa bát cháo khoán vào miệng ăn ngon lành. Điều đó chứng minh Thị chấp nhận hiện thực và vẫn luôn có niềm tin vào tương lai, chấp nhận sự gánh vác, sẻ chia với gia đình mới của mình. Qua hình ảnh này Kim Lân cũng khéo léo thể hiện tấm lòng đồng cảm, thị hiểu tấm lòng của người mẹ nghèo đối với mình.

Nhìn chung qua việc miêu tả những cử chỉ, hành động cũng như những diễn biến tâm lí hết sức tinh tế đã cho thấy ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của nhà văn Kim Lân. Đồng thời cũng thể hiện tình yêu, niềm tin, tấm lòng nhân đạo của tác giả với người phụ nữ. 

Kết bài

Sự táo bạo, trơ trẽn của thị trong lần đầu tiên là sản phẩm của cuộc sống nghèo đói, lang thang, cơ cực chứ không phải là bản chất của người phụ nữ ấy. Nhưng llần thứ hai là một hệ quả tất yếu, có một mái ấm gia đình thì lại trở về là chính mình, một người phụ nữ có khát vọng sống mãnh liệt, niềm tin vào tương lai tươi đẹp. Đây có thể nói là khắc họa thành công của Kim Lân về người phụ nữ xưa.

Đáp án này chỉ mang tính chất tham khảo và đưa ra những ý cần thiết để bài văn của em thí sinh hoàn chỉnh nhất.

Chúng tôi sẽ cập nhật sớm nhất đề thi môn văn và đáp án môn văn chính thức ngay khi có kết quả

-----------------

So với đề thi văn THPT quốc gia năm 2018, đề thi tham khảo năm nay không có bất kỳ sự thay đổi nào về cấu trúc. Khuôn mẫu này được duy trì từ năm 2017 đến nay.

Về mặt nội dung, phần đọc hiểu, đề tham khảo giữ nguyên việc sử dụng ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa. Sự thay đổi lớn nhất trong phần này nằm ở cách ra các câu hỏi.

Câu đầu tiên không còn kiểm tra học sinh về kiến thức tiếng Việt căn bản như thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt… giống những năm trước. Các câu hỏi đều không yêu cầu học thuộc kiến thức trong sách giáo khoa.

Phần đọc hiểu yêu cầu học sinh thực hiện chính xác hai thao tác là đọc và hiểu ngữ liệu. Đây là sự thay đổi lớn. Nếu đề thi thật như đề tham khảo, học sinh không cần phải quá tập trung việc học kiến thức tiếng Việt.

Phần làm văn, viết đoạn văn là câu hỏi duy nhất không thay đổi. Đề tham khảo giữ nguyên cách hỏi và hình thức thể hiện của câu hỏi như đề thi THPT quốc gia 2018.

Đề thi Văn THPT Quốc gia 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia năm 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia, Đề thi môn Văn, đề văn, đáp án văn, Đề thi Văn, đề thi văn, thi THPT quốc gia

 

Học sinh được yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ về vấn đề được trích ra trong ngữ liệu ở phần đọc hiểu. Học sinh cần nắm chắc nội dung ngữ liệu phía trên để có thể làm tốt câu hỏi này.

Đề tham khảo chỉ hỏi duy nhất kiến thức nằm trong chương trình lớp 12.

Đề thi THPT quốc gia 2019 được xây dựng theo ngưỡng vừa cơ bản để đạt mục đích xét tốt nghiệp, đồng thời sẽ có độ phân hóa phù hợp để xét tuyển đại học, cao đẳng. Độ phân hóa của đề thi nằm chủ yếu ở lớp 12.

Lịch bài thi Ngữ văn sáng 25/6 cụ thể như sau:

* 6h45-7h00

- Nhận giấy thi, giấy nháp và túi tài liệu của phòng thi;

- Đánh số báo danh trong phòng thi;

- Gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.

* 7h00-7h15

- CBCT thứ nhất đi nhận đề thi tại Điểm thi;

- CBCT thứ hai ký tên vào ô dành cho CBCT trên giấy thi, giấy nháp; Phát giấy thi, giấy nháp và hướng dẫn thí sinh điền vào các mục trên giấy thi, giấy nháp

* 7h25-7h30: Cho thí sinh trong phòng thi chứng kiến tình trạng niêm phong của túi đựng đề thi, sự phù hợp môn thi với lịch thi và lập biên bản xác nhận có chữ ký của 2 thí sinh.

* 7h30-7h35

- Bóc túi đựng đề thi và phát đề thi cho thí sinh;

- Yêu cầu thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi.

* 7h35: Bắt đầu tính giờ làm bài.

* 7h50: Nộp đề thi thừa đã được niêm phong cho người được Trưởng Điểm thi phân công.

* 9h20: Nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài.

* 9h35: Hết giờ làm bài. CBCT thu bài thi của thí sinh; yêu cầu thí sinh ký vào Phiếu thu bài thi (ghi rõ số tờ giấy thi).

Bí quyết đạt điểm cao môn Văn THPT quốc gia

Treeo báo GD&TĐ cô Bùi Quế Anh, GV Trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội), các em cần bình tĩnh, hệ thống hoá lại kiến thức đã học thành một hệ thống dạng đề thi. Khi đã tự tin về kiến thức, kĩ năng của mình, mọi lo lắng sẽ không còn là áp lực.

Đề thi Văn THPT Quốc gia 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia năm 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia, Đề thi môn Văn, đề văn, đáp án văn, Đề thi Văn, đề thi văn, thi THPT quốc gia

Cô giáo Bùi Quế Anh cùng học trò. Ảnh GDTĐ

Là giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn luyện môn Ngữ văn, cô Bùi Quế Anh cho biết: Thời điểm này là thời gian GV tập trung ôn luyện kiến thức cơ bản cho HS. Các em hầu như đã nắm được các kỹ năng làm bài, các dạng bài. Trong quá trình ôn tập, GV chú trọng để các em luyện đề, củng cố kiến thức. Với môn văn, nhà trường phân loại HS theo nguyện vọng đăng ký của HS các ban A,B,C để có hướng ôn tập phù hợp.

Với HS chỉ thi để lấy điểm xét tốt nghiệp, các em cần nắm vững phần đọc hiểu. Đây là câu hỏi tối đa 3 điểm. Ngữ liệu đọc hiểu: vô cùng đa dạng, phong phú. Ngữ liệu đọc hiểu có thể là một văn bản, đoạn văn bản thuộc văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng, văn bản thông tin. Văn bản, đoạn văn bản đó có thể nằm trong chương trình học hoặc hoàn toàn xa lạ, mới mẻ với học sinh.

Ở phần này, các em cần đạt đước các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp. Mức độ vạn dụng cao các em cần biết suy luận, đánh giá, bày tỏ quan điểm nhận thức một cách đúng đắn, hợp lý. Các em cần trình bày câu ngắn gọn, rõ, bám sát vấn đề để có thể đạt điểm tối đa.

Đề thi Văn THPT Quốc gia 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia năm 2019, Đề thi Văn THPT Quốc gia, Đề thi môn Văn, đề văn, đáp án văn, Đề thi Văn, đề thi văn, thi THPT quốc gia

 

Ở phần Nghị luận xã hội, điểm tối đa ở phần này là 2 điểm. HS cần nắm được khái niệm vấn đề, biểu hiện hậu quả, nguyên nhân, phương hướng khắc phục điểm hạn chế tiêu cục, phát huy điểm tích cực, liên hệ, rút ra bài học. Nói chung là các em phải nắm được kỹ năng làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý, về một hiện tượng đời sống, về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm….Bài viết là một đoạn văn không xuống dòng, có dung lượng phù hợp, lập luận riêng rẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Ở phần Nghị luận văn học luôn là một học phần khó (tối đa là 5 điểm). Ở phần này, các em các em cần đọc kỹ yêu cầu của đề bài, xác định đúng vấn đề cần nghị luận, áp dụng kỹ năng làm bài theo từng kiểu bài nghị luận văn học.

Phần mở bài các em cần biết dân dắt để đi vào vấn đề cần nghị luận. Phần thân bài nên đi theo trình tự kỹ năng của từng dạng bài cụ thể, vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận giải thích, phân tích chứng minh, bình luận, so sánh bác bỏ. Biết khai thác vấn đề theo những luận điểm cụ thế, có điểm nhấn, có dẫn chứng chính xác, phù hợp.

Đối với phần làm văn nghị luận văn học này, HS cần nắm vững kiến thức cơ bản của các tác phẩm văn học, biết dựa và các yếu tố nghệ thuật để tìm hiểu nội dung (cả thơ và văn xuôi đều phải chú ý khai thác nội dung và nghệ thuật). Đồng thời các em cũng cần phải nắm được đặc điểm nổi bật của phong cách tác giả, những nét đặc sắc riêng của trích đoạn từng tác phẩm…để đưa ra những đánh giá, nhận xét của bản thân sau khi nghị luận.

Với những HS thi lấy điểm xét tuyển vào đại học, đòi hỏi các em phải làm được những câu hỏi vận dụng cao, diễn giải sâu sắc, mạch lạc từng vấn đề. Đối với phần nghị luận văn học, đòi hỏi phải nắm kiến thức văn học trong 3 năm học THPT để viết một bài văn dài, với những dẫn chứng, liên hệ, so sánh; có sự sáng tạo tìm tòi đối với vấn đề nghị luận được nêu.

Chú ý đến từng chi tiết nội dung và nghệ thuật

Cô Bùi Quế Anh cho biết, theo đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT, năm nay, đề thi tập trung vào các tiểu tiết trong tác phẩm văn học, chủ yếu là kiến thức lớp 12 nên HS cũng không quá lo lắng.

Chẳng hạn trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ là các chi tiết: ô cửa nhỏ căn buồng Mị, hình ảnh thiên nhiên, tiếng sáo, Mị uống rượu, những hình ảnh mà trong ký ức Mị hình dung ra…Trong tác phẩm Tây Tiến là các chi tiết như “Anh bạn dãi dầu không bước nữa…bỏ quên đời” và “Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành”… HS nên chú ý đến từng chi tiết về nội dung và nghệ thuật. Có nghĩa là khi dạy cho cho HS, GV luôn phải nhấn mạnh cho HS từng chi tiết nhỏ để HS biết phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá.

Tuy nhiên đây chỉ là những gợi ý để các em có thể tham khảo, HS nên chú ý đến từng chi tiết nội dung và nghệ thuật hơn nhưng không được học tủ mà tránh các tác phẩm khác hay các tác phẩm đã rơi vào năm 2018. Bởi trên thực tế đã có trường hợp 2 năm liên tiếp đề thi có chi tiết của cùng một tác phẩm ở dạng so sánh.

Nhi Thảo - Thethaovanhoa.vn

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang