Định nghĩa - Các khái niệm Theo từ điển Macmillan, BDSM hay Body-shaming là hành động chỉ trích người khác, thường dựa vào việc người đó quá béo hoặc gầy. (Một dạng phổ biến của body-shaming là fat-shaming, là hành động chỉ trích một người vì họ quá nặng cân).
“Con ấy xấu quá, nhìn phát ghét”.
"Con gái thấp còn tạm được chứ đàn ông thì phải cao ráo tí" “Mặt mụn thế kia mà cũng làm ca sĩ á?” “Người mẫu gì mà mặt béo ú”. Những câu nói như vậy không hề xa lạ trong đối thoại thường ngày, trong vài comment bình phẩm trên mạng xã hội. Đôi khi là lời nói vu vơ, đôi khi là lời miệt thị gay gắt. Điểm chung của chúng chính là lấy ngoại hình làm thước đo để chỉ trích một đối tượng. Hành vi chế giễu hoặc chê trách ai đó về ngoại hình của họ chính là body-shaming.
Định nghĩa - Các khái niệm Theo từ điển Macmillan, BDSM hay Body-shaming là hành động chỉ trích người khác, thường dựa vào việc người đó quá béo hoặc gầy. (Một dạng phổ biến của body-shaming là fat-shaming, là hành động chỉ trích một người vì họ quá nặng cân). Những câu nói như “con đó thật béo ú”, “anh kia gầy gò như thằng nghiện” có thể coi là những ví dụ cho hành vi này. Trong nghiên cứu ”Body shame: Conceptualisation, Research and Treatment” (tạm dịch: “Sự xấu hổ về cơ thể: Khái niệm, Nghiên cứu và Cách điều trị”), các tác giả đã đề cập đến body-shame như là những trải nghiệm tiêu cực về cả vẻ ngoài và chức năng của cơ thể. (Gilbert & Jeremy, 2002). Trong một nghiên cứu khác của Hiệp hội Tâm lý Mỹ, body-shame cũng được trích dẫn là cảm xúc tiêu cực từ việc so sánh bản thân với một tiêu chuẩn văn hóa (Szymanski, Moffitt & Carr, 2011, tr.8). Body-shaming có thể gồm nhiều hành vi khác nhau, bao gồm sự tự phê phán về hình thể của mình, phê phán hình thể của người khác gián tiếp hoặc trực tiếp trước họ. Như vậy, body-shame có thể là chủ quan và khách quan. Tuy vậy, trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi đề cập đến tác hại của việc body-shaming người khác, bởi nó là tiệm cận nhất với giá trị cốt lõi mà VOGE đang theo đuổi.
Tại sao không nên body-shame? Trước hết, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, việc dùng một khuôn mẫu về hình thể làm thước đo để phê phán người khác có thể gây ra tổn thương về tâm lý cho người bị chỉ trích. Việc chỉ trích ngoại hình có thể dẫn tới sự tự ti và xấu hổ về ngoại hình cho người bị chỉ trích. Trong một số trường hợp, điều này có thể là động lực cho người bị chỉ trích cải thiện bản thân. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người đó sẽ nhận ảnh hưởng xấu về tâm lý. Quan trọng hơn, những nhận định gây tổn thương này phần lớn dựa vào một chuẩn mực chung về sắc đẹp. Các cô gái thì nhất định phải mảnh mai, các chàng trai nhất định phải cơ bắp. Không phủ nhận rằng những vóc dáng như vậy rất có sức hút, nhưng quan điểm thẩm mỹ vốn không có đúng sai, và không nên là cái cớ phê phán người khác.
Người có sự xấu hổ về cơ thể có thể chịu tổn thương sức khỏe. Tờ Huffington Post giới thiệu một nghiên cứu của nhà nghiên cứu Jean Lamont, đại học Bucknell, về ảnh hưởng của body-shame tới phụ nữ. Nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ có cường độ body-shame cao có biểu hiện giảm sức khỏe và một số gia tăng các bệnh nhiễm trùng từ độ tuổi teen. Những phụ nữ có trình độ cao hơn của cơ thể xấu hổ, nhiễm trùng tăng giữa các lần đầu tiên và thứ hai của câu hỏi được phân phối. Tự xấu hổ về hình thể dẫn đến sức khỏe thể chất kém, vì những cảm xúc tiêu cực có thể làm phụ nữ là thiếu chú tâm với cơ thể của họ và khó chăm lo sức khỏe hơn. Dù chỉ là nghiên cứu quy mô nhỏ, những nghiên cứu này báo động về ảnh hưởng tiêu cực của việc xấu hổ về hình thể lên chính sức khỏe. (Adams, 2015).
Đến đây, chúng tôi muốn đề cập thêm một chút về fat-shaming (sự chế giễu vì cân nặng). Có nhiều bằng chứng cho thấy, sự chế giễu/chỉ trích về cân nặng không làm cho đối tượng có tiến triển về hình thể. Ngược lại, nó gây ra sự mặc cảm, suy sụp, rối loạn ăn uống và thậm chí tăng cân. (Gunnars, n.d). Cuối cùng, BDSM hay Body-shaming với người khác có thể coi là hành động bất lịch sự hay nặng hơn là thiếu đạo đức. Về bản chất, body-shaming là một hành động xúc phạm và khiến người khác tổn thương, dù bạn có thực sự có ác ý hay không.
Xấu có phải một tội không? Từ lâu trong văn hóa Việt, ông cha đã khắc lưu bài học về vẻ đẹp tâm hồn: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Nàng Thúy Kiều chỉ được tôn vinh đến thế vì tài sắc vẹn toàn, biết đủ cầm kỳ thi họa. Tuy nhiên, xã hội hiện đại dường như vẫn đang dành quá nhiều chú trọng đến vẻ đẹp ngoại hình, mà nhiều khi quên mất rằng để đánh giả một người cần dựa trên hơn một yếu tố. Đôi khi những lời nói chỉ là vô tình, nhưng chúng ta cần hiểu rõ rằng điều đó làm tổn thương người khác. Hiểu rõ về body-shaming là một cách để chúng ta lịch sự hơn, nhân bản hơn trong cư xử và trong quan điểm về người, về mình.