Thất Tịch là ngày gì ? Khi truyền thông dùng chè đậu đỏ thoát ế bẻ cong truyền thống

Có bao nhiêu người biết rằng Thất Tịch là ngày lễ truyền thống tại Việt Nam? Đừng để truyền thông dắt mũi nữa! Đây không phải ngày ăn chè đậu đỏ thoát ế như các anh chị em vẫn nghĩ đâu ạ.

Thất Tịch là gì?

Thất Tịch là ngày gì ? Khi truyền thông dùng chè đậu đỏ thoát ế bẻ cong truyền thống

Thất Tịch là ngày lễ diễn ra vào mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm và gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ của Trung Quốc. Tương truyền rằng, Ngưu Lang và Chức Nữ yêu nhau say đắm. Thế nhưng họ lại bị Vương Mẫu Nương Nương ngăn cấm do Chức Nữ là Tiên còn Ngưu Lang chỉ là người phàm. Dù vậy, Ngưu Lang vẫn hết mực yêu thương Chức Nữ và chờ nàng quay về. Cảm động trước tình cảm đó, Vương Mẫu đã phá lệ, đồng ý cho đôi uyên ương bên nhau vào mùng 7 tháng 7 âm lịch. Vào ngày này thường có mưa ngâu nên người xưa nói rằng đó là nước mắt nhớ thương của Ngưu Lang - Chức Nữ khi gặp lại nhau. Tại Việt Nam, sự tích này cũng được biết đến với cái tên Ông Ngâu - Bà Ngâu.

Xuất phát từ Trung Quốc, ngày lễ này dần dần được du nhập vào các nước Châu Á và trở thành ngày lễ truyền thống.

Hoạt động chính của lễ Thất Tịch tại Trung Quốc, Nhật Bản

Ngoài các sự kiện tưởng nhớ, thờ cúng thường thấy, lễ Thất Tịch tại các nước cũng có những hoạt động khác biệt, đặc trưng.

Thất Tịch là ngày gì ? Khi truyền thông dùng chè đậu đỏ thoát ế bẻ cong truyền thống 2

Tại Trung Quốc, đây là ngày để các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật để cầu mong tìm được tấm chồng tốt. Hoạt động này chủ yếu để phô diễn tài nghệ nữ công gia chánh của phái nữ, vậy nên Thất Tịch tại Trung Quốc còn có tên gọi khác là Khất Xảo Tiết ( lễ hội thể hiện tài năng), Thất Thư Đản (sinh nhật cô em thứ bảy) hay Xảo Tịch ( Đêm kĩ năng).

Thất Tịch là ngày gì ? Khi truyền thông dùng chè đậu đỏ thoát ế bẻ cong truyền thống 3

Tại Nhật Bản, Thất Tịch đã du nhập vào từ thế kỉ thứ 8 và được đổi tên thành Tanabata. Vào ngày này, người dân Nhật Bản sẽ xếp giấy thành 7 hình dạng thông dụng như cánh hạc, kimono, túi xách, lưới, bao,… để trang trí hoặc tặng nhau nhằm chúc may mắn, tốt lành. Họ cũng sẽ dựng nên những cây trúc vào treo lên đó những ước muốn của mình.

Lễ Thất Tịch tại Việt Nam

Thất Tịch là ngày gì ? Khi truyền thông dùng chè đậu đỏ thoát ế bẻ cong truyền thống 4

Không như nhiều người vẫn lầm tưởng, Thất Tịch thực chất đã tồn tại ở Việt Nam từ hàng trăm năm trước. Trong ngày này, các nam thanh nữ tú thường sẽ đến chùa làm lễ, cầu tình duyên, cầu những điều tốt đẹp nhất đến với tình yêu đôi lứa. Ngoài ra, ăn chè đậu đen cũng là một phương thức tâm linh được một số địa phương sử dụng với mục đích cầu chúc cho tình yêu vững bền hay đem lại duyên lành cho những ai độc thân.

Khoảng năm 1860 trở về trước, Lễ Thất Tịch còn được gọi là Tết Tiểu Xảo (Tết nữ công gia chánh) hoặc lễ Thù Du. Theo sử sách kể lại, đây là ngày để các cô gái thể hiện tài năng nữ công gia chánh cũng như nét đẹp của mình nhằm thu hút cánh đàn ông (gần giống với lễ Thất Tịch tại Trung Quốc). Nói tóm lại, Thất Tịch là ngày lễ để phái nữ thể hiện bản thân, là ngày để người người cầu chúc những điều tốt đẹp cho chuyện tình cảm.

Mặc dù đã tồn tại từ lâu nhưng lễ Thất Tịch dần bị mai một theo thời gian do ảnh hưởng văn hóa cũng như sự khác biệt thời đại. Đến gần đây, Thất Tịch mới được đông đảo giới trẻ “đào” lại nhưng bị biến tướng sang một dạng thức hoàn toàn khác.

Trào lưu ăn chè đậu đỏ thoát ế và tài năng dắt mũi dư luận của truyền thông

Thất Tịch là ngày gì ? Khi truyền thông dùng chè đậu đỏ thoát ế bẻ cong truyền thống 5

Để hiểu rõ trào lưu này bắt đầu từ đâu, hãy cùng quay lại năm 2001. Cũng như Việt Nam, lễ Thất Tịch cũng đang dần bị lãng quên tại Trung Quốc. Để khơi lại ngày hội của dân tộc, chủ tịch tập đoàn Hồng Đậu, ông Chu Diệu Đình đã tạo nên một sự kiện đặc biệt mang tên “ Thất Tịch – Hồng Đậu Tương Tư Tiết”. Từ đây, người Trung Quốc bắt đầu ăn đậu đỏ vào ngày này nhằm cầu chúc điều tốt đẹp cho tình yêu lứa đôi. Tuy vậy, hoạt động này vẫn chỉ nổi tiếng trong nước chứ không phổ biến ở nước ngoài và hoàn toàn mang ý nghĩa cầu chúc điều lành.

Đến khoảng 2 năm trước, trào lưu “ăn chè đậu đỏ thoát ế” mới thật sự bùng nổ khắp Châu Á khi Qing An, “hot face” trong cộng đồng Hoa Ngữ đã đăng tải một status với nội dung kêu gọi bạn bè ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch để cầu tình duyên. Bài viết này sau đó được chia sẻ mạnh mẽ và trở thành nguyên liệu đắt giá cho các bên truyền thông lao vào "xào nấu".

Thất Tịch là ngày gì ? Khi truyền thông dùng chè đậu đỏ thoát ế bẻ cong truyền thống 6

Cô nàng này còn "chế" thêm không ít thông tin không rõ sự thật

Dù biết rằng đây không phải một hoạt động truyền thống của lễ Thất Tịch, thậm chí mục đích của nó cũng hoàn toàn đi xa khỏi ý nghĩa ban đầu, thế nhưng các trang báo mạng, các kênh truyền thông không chính thống vẫn đưa tin hưởng ứng, nhấn mạnh việc ăn chè đậu đỏ giúp thoát ế. Những bài viết với nội dung đại loại như "tương truyền ăn chè đậu đỏ giúp thoát ế" hay " truyền thống ăn chè đậu đỏ cầu duyên ngày lễ Thất Tịch" khiến trào lưu này càng thêm lớn mạnh và tạo nên nhận thức sai lệch nơi người xem. Đây cũng chính là lí do mà Thất Tịch bị lầm tưởng là mới du nhập vào Việt Nam do hiếm có bên nào đưa ra thông tin cụ thể, xác đáng về nguồn gốc của ngày lễ này. Đa số chỉ toàn nói rằng nó đến từ Trung Quốc chứa không hề biết Thất Tịch đã từng tồn tại từ rất lâu tại Việt Nam.

Thất Tịch là ngày gì ? Khi truyền thông dùng chè đậu đỏ thoát ế bẻ cong truyền thống 7

Nhiều cư dân mạng cũng chia sẻ thông tin này mà không hề tìm hiểu rõ

Không cần nói cũng hiểu truyền thông đang khiến thế hệ trẻ nghĩ sai về ngày lễ truyền thống này nhiều-đến-mức-nào. Từ một ngày với mục đích thể hiện tài năng, nhan sắc, nét đẹp của người phụ nữ, lễ Thất Tịch giờ đây bị xem là ngày “ăn chè đậu đỏ thoát ế” của các anh chị em "FA". Tuy không thể không trách người xem vì không chịu tìm hiểu kĩ, nhưng lỗi lớn vẫn là ở truyền thông và những người nổi tiếng khi liên tục đăng tin “câu view”, bỏ qua hẳn việc đem lại giá trị cốt lõi cho người xem.

Muốn thoát ế? Đừng ăn chè đậu đỏ nữa!

Theo đúng giá trị truyền thống, lễ Thất Tịch chính là dịp để nữ giới thể hiện nét đẹp, tài năng và giá trị của mình, là dịp để cùng nhau cầu chúc những điều tốt cho tình duyên, nhân duyên của bản thân và cả những người xung quanh. Vậy nên nếu bạn thật sự hướng đến những mục tiêu này, hãy cứ ăn chè đậu đỏ và làm chúng. Còn nếu như chỉ vì muốn thoát ế mà ăn chè thì… có ăn cả nồi chè cũng không có tác dụng đâu bạn ạ.

Thời đại nữ quyền đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đừng để truyền thông hay bất cứ điều gì dắt mũi, gò ép mình vào thế bị động nữa. Ai cũng có giá cả, quan trọng bạn có thể hiện được nó hay không mà thôi!

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang