TOP 5 manga Nhật Bản bị tác giả manhwa Hàn Quốc ĐẠO NHÁI trắng trợn!

Trong suốt quá trình phát triển, manhwa Hàn đã từng nhiều lần dính phốt đạo tranh, sao chép từ manga Nhật. Sau đây là TOP 5 tựa manga đã bị "chuyển sinh" thành manhwa Hàn Quốc nhờ vào tài năng COPY trắng trợn của các tác giả đến từ đất nước kim chi.

Slam Dunk - Rokudenashi Blues

Manhwa sao chép: King Of High School - Bá Vương Học Đường.

webtoon hàn quốc sao chép manga nhật bản

Đây là một vụ việc đạo nhái rất nổi tiếng xuất hiện vào năm 2018. Dựa trên nhiều bằng chứng soi được từ Slam Dunk, Rokudenashi Blues và Bá Vương Học Đường, độc giả Hàn lẫn Nhật đã phát hiện rằng tựa manhwa của tác giả Kim Sung Mo đã đạo tranh từ hai manga nổi tiếng của Nhật Bản. Một số khung truyện của Bá Vương Học Đường thậm chí bê y xì từ Slam Dunk sang. Đến cả biểu cảm của nhân vật cũng bị sao y bản chính như thể không coi chất xám của mangaka Nhật Bản không là gì cả!

Kim Sung Mo sau đó phải tổ chức họp báo xin lỗi. Một thời gian sau, ông ra mắt Bá Vương Học Đường phần 2 với lời hứa không lặp lại sai lầm cũ. Đến nay thì ta vẫn chưa nghe thêm bất kỳ lùm xùm nào khác về tác phẩm này nhưng Bá Vương Học Đường phần 2 giờ đã không thể thu hút độc giả được nữa.

Ranma 1/2 - Hoàng Phi Hồng

Manhwa sao chép: Ranma 1/3, Cao Thủ Bóng Rổ Hoàng Phi Hồng.

manga nhật bị họa sĩ hàn quốc đạo nhái

Vào cuối những năm 90 luật bản quyền của truyện Hàn Quốc chưa được siết chặt và vấn đề bản quyền truyện tranh vẫn chưa phát triển như ngày nay. Vì lý do này nên truyện lâu xuất hiện rất nhiều tại Hàn Quốc. Trong thời điểm đó, họa sĩ Han Sang Hoon là người đạt được thành công lớn nhất trong việc đạo nhái truyện tranh Nhật Bản.

Dưới tài năng của Han Sang Hoon, vô số tác phẩm "fake loại 1" đã ra đời như: Ranma 1/3 với nam chính có thể biến thành con gái và thiên thần, Cao Thủ Bóng Rổ Hoàng Phi Hồng - tác phẩm kết hợp giữa Hoàng Phi hồng và Slam Dunk. Các tác phẩm đạo nhái này được đón nhận rất tích cực tại thị trường Hàn Quốc đem lại thu nhập khổng lồ cho vị "đạo sĩ" họ Han. Có vẻ như... vị tác giả Hàn Quốc này đã học hỏi khá tốt từ người hàng xóm tỷ dân của mình.

Monster - Evangelion

Manhwa sao chép: The Cat On a Hot Tin Roof.

The Cat On a Hot Tin Roof webtoon

Mới đây, một tựa manhwa/webtoon Hàn Quốc đã bị cộng đồng fan ép kết thúc bởi truyện sao chép rất, rất nhiều từ hai tác phẩm nổi tiếng của Nhật Bản là Monster và series Evangelion. Chính các độc giả Hàn Quốc đã đưa ra các bằng chứng cáo buộc tác giả. Trước sức mạnh của Netizen Hàn Quốc, The Cat On a Hot Tin Roof không còn cửa sống nữa và đã biến mất chỉ sau 1 tháng phát hành. Khá khen cho cư dân mạng Hàn Quốc, làm việc rất hiệu quả đấy chứ!

I Met The Male Lead In Prison

Manhwa sao chép: The Villainess Turn The Hourglass.

I Met The Male Lead In Prison

Không chỉ sao chép từ manga Nhật Bản, nhiều họa sĩ Hàn Quốc còn...sao chép truyện của nhau. Mới đây, tựa manhwa/webtoon I Met The Male Lead In Prison - Tôi Gặp Nam Chính Trong Tù đã bị phát hiện đạo tranh từ manhwa The Villainess Turn The Hourglass ra mắt năm 2015. Rất nhiều bằng chứng đã được đưa ra, cho thấy tác giả của Tôi Gặp Nam Chính Trong Tù đã sao chép y hệt vô số khung truyện từ tác phẩm tiền bối.

Spirited Away

Anime sao chép: Lost In the Moonlight.

Lost In the Moonlight

Tuy đây không phải một vụ việc đạo nhái manga Nhật nhưng nếu không thêm nó vài danh sách này thì thật sự quá ư là thiếu sót. Năm 2016, một tựa hoạt hình mang tên Lost In the Moonlight - Cung Điện Ánh Trăng do đạo diễn Kim Hyeon Ju thực hiện đã ra rạp tại Hàn Quốc. Ngay lập tức, đa số khán giả nhận ra rằng tựa hoạt hình này là một bản đạo nhái trắng trợn siêu phẩm Spirited Away của studio Ghibli lừng danh. Ê kíp làm phim tất nhiên không thừa nhận điều này. Nhiều fan của Lost In the Moonlight cũng lên tiếng phản đối, cho rằng phim hoàn toàn khác so với tác phẩm đoạt giải Oscar của Nhật Bản.

hoạt hình hàn quốc đạo nhái spirited away

Lost In the Moonlight đạo nhái spirited away

Lost In the Moonlight đã thu về tổng cộng 1,54 triệu đô trên toàn cầu. Về sau, Lost In the Moonlight có hẳn một phiên bản người đóng và vấn đề đạo nhái vẫn không được làm rõ. Câu trả lời thật sự là gì, có lẽ chỉ đạo diễn Kim Hyeon Ju là người biết rõ nhất.

Hellsing

Manga sao chép: Thợ Săn Phù Thủy.

manhwa đạo nhái manga

Thợ Săn Phù Thủy - Witch Hunter của Cho Jung Man là tác phẩm đạo nhái thuộc hàng "huyền thoại" mà đến nay - bằng một cách "thần kỳ" nào đó - nó vẫn được cho phép phát hành bởi NXB Daiwon.

Từ lúc truyện ra mắt cho đến nay, độc giả đã không ít lần phát hiện tác giả họ Cho "ăn cắp" ý tưởng trắng trợn từ các manga Nhật Bản. Các tựa truyện bị ông sao chép gồm có Hellsing, Bleach, D.Gray Man, Berserk,...Truyện sao chép nhiều đến mức có khi thiết kế của một trang truyện giống đến 90% so với truyện gốc!

Vấn đề đạo nhái của manhwa Hàn Quốc không chỉ mới xuất hiện thời gian gần đây mà nó đã có "thâm niên" đâu đó 30 năm! Để đảm bảo chất xám của các họa sĩ không bị lạm dụng cũng như để xóa bỏ hoàn toàn sự lười biếng trong sáng tạo, hy vọng rằng trong tương lai, Hàn Quốc nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung sẽ có các điều luật hợp lý và chặt chẽ hơn.

Hiện tại ngoài kia vẫn còn rất nhiều manhwa Hàn đang sao chép từ manga Nhật Bản và số lượng của chúng vô cùng khổng lồ. Bạn có thể xem một phần trong số chúng tại đây:

Webtoon Hàn Quốc khiến fan thất vọng vì copy, đạo nhái manga Nhật quá nhiều

Tham gia cộng đồng fan anime manga và cập nhật những thông tin nóng hổi tại đây:

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang