Hướng dẫn chọn nguồn máy tính chơi game phù hợp với nhu cầu game thủ

Một máy tính chiến game cấu hình mạnh mẽ với các linh kiện đắt tiền cần một bộ nguồn mạnh mẽ không kém để đảm bảo an toàn cho các linh kiện cũng như cung cấp đủ lượng điện năng mà chúng tiêu thụ. Chọn nguồn như thế nào là phù hợp với nhu cầu của bạn? Hãy cùng lag.vn điểm qua một số tiêu chí sau.

Tổng điện năng tiêu thụ của các linh kiện

Đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất khi lựa chọn mua nguồn máy tính. Trước tiên bộ nguồn phải cấp đủ điện năng cho các linh kiện. Để tính toán được công suất tiêu thụ cơ bản của các linh kiện thì các bạn có thể vào http://outervision.com/power-supply-calculator, lựa chọn các linh kiện của bạn, hệ thống sẽ tính toán mức tiêu thụ điện năng tổng để đưa ra bộ nguồn có công suất gần nhất với điện năng tiêu thụ.

Khi đã có trong tay tổng lượng điện năng tiêu thụ của các linh kiện trong dàn máy thì điều tiếp theo là lựa chọn bộ nguồn có công suất tương đương. Tuy nhiên để chắc ăn hơn các bạn nên lựa chọn cao hơn 100 200 W so với bộ nguồn mà máy tính đề nghị. Điều này nhằm đảm bảo lượng điện năng luôn giữ ở mức ổn định so với tổng điện năng tiêu thụ. Dư một chút xíu cũng không sao phải không?

Công suất thực

Thường thì các bộ nguồn giá rẻ “no name” sẽ có công suất thực không đảm bảo, có nghĩa là trên nguồn ghi 400W nhưng tổng mức điện năng bộ nguồn có thể gánh được không đạt mức đó, có khi còn thấp hơn 300W. Giải thích nôm na cho điều này, lượng điện năng từ nguồn điện 220V sẽ tiêu hao phần nào trước khi chuyển thành dòng điện 1 chiều 12V cung cấp cho các linh kiện khiến cho công suất thực sụt giảm đáng kể.

Giải quyết điều này, các nhà sản xuất đưa ra các chuẩn gọi là 80 Plus để đánh giá công suất thực của bộ nguồn khi tải 20%, 50% và 100%. Ngoài ra còn có chuẩn Active PFC dưới mức  80 Plus cho các bộ nguồn giá rẻ khác.

Theo tính toán trên thì một bộ nguồn công suất 1000W chuẩn 80 plus Bronze sẽ có mức công suất 820W ở 20% load, 850W ở 50% load và 820W ở 100% load. Dựa vào điều này kết hợp với tổng công suất tiêu thụ của các linh kiện sẽ cho bạn biết cần dùng bộ nguồn nào. Nhớ là dư một chút cũng không hại gì nhé.

Modular

Hiểu nôm na là các dây đi từ nguồn ra có thể tháo ra gắn vô tùy thích. Nếu bộ nguồn không có Modular thì các dây nguồn sẽ nối với bộ nguồn mà không thể tách rời. Còn nếu là Semi-Modular thì các dây nguồn có thể tách rời ngoại trừ dây 24 pin nối với mainboard. Điều này giảm bớt số lường dây dư ra để thong thoáng cho case và đi dây tốt hơn.


Nguồn thường


Semi-Modular


Full Modular

Các tính năng khác

Trên các bộ nguồn cao cấp còn có các tính năng như fanless (không quạt) cho hệ thống hoạt động cực kỳ êm ái, không gây ra tiếng ồn, tích hợp RGB (vẫn còn chưa được phổ biến), sleeve (có dây nguồn bọc lưới)...Trên đây là một số tiêu chí để chọn lựa bộ nguồn mà anh em có thể tham khảo. Hy vọng anh em có thể chọn lựa được bộ nguồn ưng ý và phù hợp với nhu cầu của bản thân

Jelly Donuts

Bài cùng chuyên mục