Mang core đi support, liệu có được?

Với sự phát triển từ thời kỳ sơ khai là DotA, các game thủ đã liên tục đa dạng hóa vị trí thi đấu của các hero trong tựa game này.

Tại DotA, nhiều hero đã được các tay chơi nổi tiếng chuyển đổi từ vị trí đi mid về suport. Sang tới Dota 2, đến lượt các hero carry được chuyển về vị trí này.

Invoker

Mang core đi support, liệu có được?

Trong trận đấu với CDEC.Y thuộc khuôn khổ giải đấu DOTA2 Radiant & Dire Cup 2015, “thái tử” fy đã lựa chọn cho mình Invoker để thi đấu tại vị trí support cho VG.

Giải thích cho sự kiện này là changelog của Icefrog đối với Invoker vào thời điểm đó, khi mà hero này có ngày ultimate R tại cấp độ đầu tiên. Lối đánh của Invoker support tương đối đơn giản khi lựa chọn phù hợp nhất là QW. Lượng vật phẩm cần thiết trong một trận đấu là Phase Boots, Urn of Shadow và Aghanim’s Scepter bởi lẽ, với việc thi đấu tại Pos 4, Invoker sẽ là một hero thuần phá hoại combat.

 

Chaos Knight

Mang core đi support, liệu có được?

Phong cách Chaos Knight thi đấu tại vị trí support chưa từng được sử dụng trong thi đấu chuyên nghiệp, tuy nhiên, trong pub game nó lại thể được sự hiệu quả nhất định. Slahser, một pubstar nổi tiếng trong làng Dota 2 đã sử dụng Chaos Knight đi roam vô cùng hiệu quả.

Với kĩ năng Reality Rift có lượng sát thương thêm là 60/100/140/180 cùng cast range tương đối xa 550/600/650/700 và chỉ tiêu tốn 50 mana, có khả năng làm giả animation cực tốt, Chaos Knight đi roam là một lựa chọn hay cho những người chơi buộc phải support mà không muốn thi đấu theo kiểu truyền thống.

 

Lối đánh Chaos Knight support khá đơn giản, với việc lượng sát thương khởi điểm là 64, chỉ cần Orb of Venom, Boots of Speed và Bottle là Chaos Knight có thể trở thành ác mộng đối với bất kỳ lane nào của đối phương. Ngoài ra, về late game, khi có một lượng đồ ổn định như Armlet, Drum cùng Phase, Chaos Knight hoàn toàn có thể trở thành một core phụ trong giai đoạn cuối của trận, gây áp lực lên các hero support đối phương.

Phantom Assassin

Mang core đi support, liệu có được?

PA thi đấu tại vị trí Support 4 là một điều không quá lạ lẫm trong các trận pub game. Tuy nhiên, VP đã khẳng định với giới Dota 2 chuyên nghiệp rằng, PA hoàn toàn có thể thi đấu tốt và hiệu quả với vị này thông qua trận đấu với Elements.

Sự hiệu quả của PA tại vị trí này dựa nhiều vào việc IceFrog đã có một buff tương đối mạnh vào kĩ năng Dagger, ngoài ra, với việc lên Orb of Venom cùng Blight Stone sớm, việc roam là rất dễ dàng. Với lượng đồ ổn vào cuối game bao gồm Desolator cùng Phase Boots là quá đủ để PA có thể gây áp lực lên các support đối phương.

 

Naga Siren

Mang core đi support, liệu có được?

Naga Siren vốn xuất thân từ vị trí đi mid, tuy nhiên với sự tài hoa trong cách đánh của mình, SonneiKo và Aui_2000 thời TI5 đã giúp cho hero này có một vị trí thi đấu mới. Với vị trí thứ 4, Aui_2000 đã luôn nhận được respect ban của đội bạn vào hero này, còn SonneiKo thì đã có một trận đấu để đời khi gánh cả Na`vi.

Với bộ kĩ năng có khả năng nuke mạnh đầu game và farm bù nhanh vào giai đoạn mid game cũng như khả năng giữ chân mạnh đến từ Ensnare, Ultimate Song of the Siren có khả năng thiết lập combat cực khủng, Naga Siren quá hoàn hảo để thi đấu tại vị trí support này.

 

Kunkka

Mang core đi support, liệu có được?

Với Kunkka, trước đây những tay chơi như SingSing hay Attacker đã đưa hero này trở thành một hero thi đấu vị trí core quá bá đạo. Tuy nhiên, bắt nguồn từ chiến thuật của người Trung Quốc, Kunkka đã trở thành một hot support trên toàn thế giới, với bộ combo khủng và kĩ năng farm bù cực tốt, khi cần thiết, Kunkka luôn có thể trở thành một core phụ của trận đấu. Ngoài ra, lối đánh của Kunkka có thể đi theo hai hướng, thuần support với Aether Lens cùng Acarne Boots và semi-carry với Armlet.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang