Call of Duty: WWII đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của lối chơi cốt truyện

Vốn là một thương hiệu mạnh về cốt truyện chơi đơn, seri Call of Duty sau khi trải qua nhiều lần "sa lầy" sẽ đánh dấu sự trở lại với WWII

Thời gian gần đây, Call of Duty có thể được biết đến nhờ vào sự đa dạng trong tùy chọn multiplayer, nhưng tiền đề tạo nên thành công cho thương hiệu thực chất là mảng chơi đơn và những câu chuyện nó mang lại, vốn đang dần có dấu hiệu chững lại kể từ sau Call of Duty: Modern Warfare 3. Sau câu chuyện bi hùng của Call of Duty: Infinite Warfarevà cũng không gặt hái được nhiều thành công từ giới phê bình, sự xuất hiện của Call of Duty: WWII dường như đánh dấu nỗ lực tăng cường cách nhìn nhận của đại bộ phận game thủ với phần chơi chiến dịch, với những gì có vẻ như là một dàn nhân vật có cá tính, cùng những mẩu chuyện đáng nhớ. WWII đang mang lối chơi đơn quay trở lại, và đó là một quyết định đúng đắn với thương hiệu này.

Seri Call of Duty đã và luôn mạnh mẽ trong việc kể những câu chuyện quan trọng, ngoài việc bắn vào đầu một ai đó bên kia chiến tuyến, và những người hâm mộ kì cựu cảm thấy mừng rỡ khi thấy các thay đổi này đang được thêm vào game. Có lẽ đã đến lúc Activision nên đặt nhiều trọng tâm hơn vào những câu chuyện bom tấn đã giúp Call of Duty leo lên đỉnh cao trong thể loại bắn súng góc nhìn thứ nhất ngay từ phần đầu tiên, thay vì tập trung gần như toàn bộ thời gian và sức lực vào những chế độ multiplayer có tính chất "gom tiền" nhanh để giữ cho người chơi liên tục quay lại. Dĩ nhiên điều đó vẫn sẽ diễn ra, nhưng dù sao cũng có đủ chỗ cho cả hai kia mà.

Phần chơi multiplayer của Call of Duty có thể đa dạng, nhưng không phải thế mạnh
Phần chơi multiplayer của Call of Duty có thể đa dạng, nhưng không phải thế mạnh

Việc tập trung trở lại vào việc kể chuyện và thiết lập một dàn những nhân vật đáng nhớ như Captain Price và John "Soap" MacTavish chính xác là điều mà seri cần để "trẻ hóa" thương hiệu Call of DutyCall of Duty: WWII xoay quanh một biệt đội 12 người của Sư đoàn Bộ binh 1, tham gia vào những cuộc chiến tại Pháp, Bỉ và cuối cùng là Đức. Phần chơi chiến dịch sẽ khám phá những sự kiện lịch sử chân thật như cuộc đổ bộ Normandy, và Trận Ardennes (Battle of the Bulge). Những cách thể hiện màn chơi kiểu như vậy đã từng xuất hiện trước đây, và cũng chính là điều khiến cho người chơi có lý do để đầu tư vào game.

Những trận chiến lịch sử chân thực mới là điều làm nên Call of Duty
Những trận chiến lịch sử chân thực mới là điều làm nên Call of Duty

Có thể nói, các game thủ sẽ quan tâm đến vũ trụ Call of Duty nhiều hơn sau khi tìm hiểu về những người lính như Private Ronald "Red" Daniels Private First Class Robert Zussman. Giống như đang xem những bộ phim kiểu Dunkirk hay Glory, hay những cuộc xung đột mang chủ đề chiến tranh tương tự, nhân cách và các câu chuyện thu hút game thủ nhiều hơn. Khi nhìn lại các tựa game Call of Duty, người ta sẽ nhớ đến từng màn chơi riêng biệt và các nhiệm vụ của nó, thay vì số killstreak đã thực hiện, dù cho đã dành hàng giờ chơi trong vô số các chế độ multiplayer suốt những năm qua. 

Nhắc đến Call of Duty là nhớ đến từng nhiệm vụ, từng người lính trong kí ức

Nhắc đến Call of Duty là nhớ đến từng nhiệm vụ, từng người lính trong kí ức

Dù sao thì đây cũng không hoàn toàn là lỗi của Call of Duty, khi mà chất lượng của các màn chơi chiến dịch có phần sụt giảm trong một thị trường phục vụ chủ yếu cho những tựa game multiplayer, đến mức một số tựa game quyết định tập trung hoàn toàn vào mảng này. Một vài game trong số đó đã đạt được thành công, như Overwatch, và số khác, như LawBreakers, lại gặp nhiều thất bại vì thiếu đi sự bền vững, khi không còn nhiều thứ cho người chơi tham gia. Nếu không có người chơi trực tuyến, các tựa game này về cơ bản sẽ trở thành vô giá trị.

Với những game multiplayer, thiếu người chơi đồng nghĩa với việc "vô giá trị"
Với những game multiplayer, thiếu người chơi đồng nghĩa với việc "vô giá trị"

Call of Duty, may mắn thay, là chưa phải chịu đựng những vấn đề này, dựa trên việc phần lớn các phiên bản được tái phát hành hoặc làm lại để thu hút một lượng người chơi mới (gần đây nhất là Call of Duty: Modern Warfare Remastered), nhưng tiềm năng luôn còn đó. Đó là lý do vì sao việc đặt nhiều trọng tâm hơn vào các màn chơi chiến dịch mở rộng, được suy nghĩ thấu đáo là rất quan trọng để tiến lên phía trước, khi chúng ta bước vào triều đại của các tựa game multiplayer dần bị bỏ rơi.

Không quá khó để bước sang tựa game tiếp theo rồi tiếp theo, khi lượng người chơi giảm dần. Luôn có những cách để tìm kiếm thêm thu nhập và người chơi bổ sung thông qua những dịp cuối tuần nhân đôi kinh nghiệm hoặc tỉ lệ rớt đồ, hoặc DLC đặc biệt. Nhưng chỉ có một vài cơ hội thu hút người chơi với một câu chuyện tốt, và quyết định của Call of Duty: WWII về việc chia thời gian phát triển cho cả hai mảng là một lựa chọn sáng suốt cho tất cả các bên liên quan.

Call of Duty: WWII đã quyết định phát triển song song hai mảng online - offline
Call of Duty: WWII đã quyết định phát triển song song hai mảng online - offline

Theo Infonet.vn

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang