Những cấu chuyện thú vị xung quanh những Emoji mà ít ai biết

Emoji đã trở thành một công cụ giao tiếp hiệu quả và được vô số những người trẻ sử dụng. Tuy nhiên, các biểu cảm này đến từ đâu và nó đã "thống trị" các ứng dụng chat như thế nào thì không phải ai cũng biết.

Nếu đã quen thuộc với những hình mặt cười, trái tim trên Facebook, iMessage... bạn sẽ biết Emoji là gì. Khách quan mà nói, Emoji đã trở thành một phần không thể thiếu trong công cụ giao tiếp hiện đại. Trung bình, khoảng 6 tỷ emoji được gửi đi mỗi ngày với khoảng 90% người dùng thường xuyên sử dụng chúng. Nhiều người nói, Emoji chính là sản phẩm "xuất khẩu vĩ đại nhất của Nhật Bản".

Giờ đây, emoij còn được coi như những tác phẩm nghệ thuật. Vào năm 2016, bảo tàng nghệ thuật hiện đại New York, Mỹ đã đưa emoji vào các bộ sưu tập cố định. Cụ thể hơn, 176 emoji đầu tiên được thiết kế bởi kỹ sư phần mềm Shigetaka Kurita vào năm 1999 đã được trưng bày trong bảo tảng. Các tác phẩm của Kurita giờ đây đã được đặt ngang vô số tác phẩm nghệ thuật của Pablo Picasso hay Jackson Pollock.

Những cấu chuyện thú vị xung quanh những Emoji mà ít ai biết

Vào những năm 1990s, Kurita, khi đó đang làm việc cho NTT DoCoMo - một trong những công ty điện thoại di động lớn nhất tại Nhật Bản, đã cùng với nhóm của mình phát triển hệ thống trình duyệt Internet trên nền tảng điện thoại. Tuy nhiên, vì những hạn chế về công nghệ màn hình điện thoại di động vào những năm cuối thế kỷ 21, Kurita đã quyết định sẽ phát triển hệ thống ký hiệu để việc hiển thị thông tin trở nên hiệu quả hơn.

Nhờ đó, emoji đã được ra đời. Tên của nó xuất phát từ tiếng Nhật với ý nghĩa "nhân vật hình vẽ".

Emoji có phải một ngôn ngữ?

Điều khiến tiếng Anh, tiếng Nhật hay các ngôn ngữ khác tồn tại là từ ngữ và quy tắc, hay còn gọi là ngữ pháp. Nếu so sánh như vậy, emoji không thể có được lượng "từ vựng" nhiều như các ngôn ngữ khác. 

Dù mỗi năm, lượng emoji mới lại được tạo nên, số emoji xuất hiện trên chiếc smartphone chỉ khoảng dưới 2,000. Thử làm một phép tính nhẩm, ở tuổi lên 5, một đứa trẻ từ các quốc gia nói tiếng Anh biết khoảng 5,000 từ tiếng Anh, đến lúc lên 10 thì khoảng 12,000 từ. Con số này lớn hơn rất nhiều số emoji có mặt hiện tại.

Cả thế giới dùng Emoji, nhưng không mấy ai biết câu chuyện thú vị quanh những biểu cảm này - Ảnh 2.

Tuy nhiên, không thể nói đây là một ngôn ngữ được.

Chính vì vậy, coi emoji là một ngôn ngữ là điều không tưởng. Ngoài ra, một trong những vấn đề chính với emoji đó là các ký tự này chỉ có thể biểu đạt những cảm xúc, hành động đơn giản: nháy mắt, mỉm cười, đánh đấm... Nhưng còn những khái niệm trừu tượng hơn như: tính nữ, chủ nghĩa sô vanh, đạo đức... làm sao emoji có thể biểu đạt được?

Điều quan trọng của ngôn ngữ là ngữ pháp. Đôi khi chúng ta sử dụng ngữ pháp mà không ý thức được việc đó. Chúng ta nghĩ đó chỉ là hành động vô thức nhưng kỳ thực, từ ngữ được ghép với nhau theo cách thức chuẩn hóa và phức tạp. 

Tuy vậy, điều này cũng không cản được những người nung nấu ý định biến emoji thành ngôn ngữ. Ví dụ, nhà thiết kế Ken Hale rất đam mê với emoji đến nỗi ông từng chuyển hóa câu chuyện Alice in Wonderland sang ngôn ngữ ký tự emoji. Tuy nhiên, nếu không học xem các biểu tượng emoji được sử dụng sao và kết hợp với nhau như thế nào, ngôn ngữ Emoji vẫn được coi là thứ tiếng nước ngoài.

Cả thế giới dùng Emoji, nhưng không mấy ai biết câu chuyện thú vị quanh những biểu cảm này - Ảnh 3.

Chúng được ra đời tại Nhật Bản vào năm 1999.

Giao tiếp bằng cảm xúc trong kỷ nguyên số

Vậy nếu emoji không phải là một ngôn ngữ, nó được dùng để làm gì? Nhiều người ác mồm nói rằng emoji như gợi lên cho người ta kỷ nguyên tăm tối của sự mù chữ - khi con người không biết dùng chữ nghĩa mà phải sử dụng ký tự. Nhưng rõ ràng, họ đã quá xem nhẹ những lợi ích và sức mạnh của emoji trong kỷ nguyên số.

Chúng ta thường nghĩ rằng, ngôn ngữ chính là yếu tố quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên, để ngôn ngữ trở nên mềm mại hơn, truyền tải đúng ý nghĩa hơn, ngôn từ cần có sự trợ giúp của hình thể, các biểu cảm "phi từ ngữ". Những cái nhún vai, biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ hình thể, tone giọng khiến cho thông điệp chúng ta nói ra được trọn vẹn hơn. Khi giận dữ, chúng ta không chỉ nói mình đang nổi giận mà đi kèm là cái nhăn mặt, nhướn mày.

Cả thế giới dùng Emoji, nhưng không mấy ai biết câu chuyện thú vị quanh những biểu cảm này - Ảnh 4.

Những cuộc trò chuyện sẽ trọn vẹn hơn với emoji.

Kỷ nguyên số, chúng ta chat với nhau nhiều hơn là nói chuyện. Chính vì vậy, nếu chỉ sử dụng ngôn từ, các cuộc trò chuyện qua Internet sẽ vô cùng nghèo nàn về cách biểu đạt, đôi khi dẫn đến những hiểu nhầm trong ngữ nghĩa và thái độ. Do đó, sự có mặt của emoji đã giúp giải quyết phần nào vấn đề ấy. Emoji như chính là ngôn ngữ cơ thể của giao tiếp qua mạng.

Chúng ta sống trong thời đại số và emoji chính là cách để con người thích nghi với hình thức tương tác mới của công nghệ thông tin. Với emoji, người ta sẽ bớt phàn nàn về việc, giao tiếp con người đang ngày càng trở nên lạnh lùng, tẻ nhạt và vô vị trên mạng.

Theo kenh14

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Jujutsu Kaisen đối mặt với chỉ trích từ người hâm mộ Nhật Bản vì thiếu sự sáng tạo trong cốt truyện

Jujutsu Kaisen đối mặt với chỉ trích từ người hâm mộ Nhật Bản vì thiếu sự sáng tạo trong cốt truyện

hoanlagvnDũng Nhỏ

Series manga Jujutsu Kaisen của Gege Akutami chắc chắn đã tạo được tiếng vang trong những năm gần đây. Việc tác giả Gege Akutami mạnh tay loại bỏ một số nhân vật chủ chốt của bộ truyện mới đầu đã khơi gợi sự tò mò và hứng thú của độc giả. Tuy nhiên, có vẻ như cốt truyện đang dần trở nên thiếu sáng tạo và đổi mới, thường xuyên lặp lại những mô típ cũ khiến người hâm mộ bắt đầu cảm thấy nhàm chán.

Giải trí
Tuổi thọ ngắn ngủi của tác giả Manga: Nghiên cứu mới hé lộ sự thật đáng buồn

Tuổi thọ ngắn ngủi của tác giả Manga: Nghiên cứu mới hé lộ sự thật đáng buồn

hoanlagvnDũng Nhỏ

Vào ngày 1 tháng 3 năm 2024, cộng đồng người hâm mộ manga quốc tế chìm trong đau buồn khi hay tin tác giả huyền thoại Akira Toriyama qua đời đột ngột ở tuổi 68 vì xuất huyết dưới màng cứng cấp tính. Sự ra đi của cha đẻ Dragon Ball và Dr. Slump không chỉ để lại niềm tiếc thương vô hạn cho người hâm mộ mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề tuổi thọ đáng lo ngại của các tác giả manga Nhật Bản.

Giải trí
Lên đầu trang