Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng

Hẳn là bạn đã từng nghe người ta nhắc tới những chú chó, chú mèo đầu tiên khoác trên mình tấm áo cực kì vinh danh, trở thành “sinh vật đầu tiên bay vào vũ trụ”. Bạn biết rằng đó là sứ mệnh vô cùng đặc biệt.

Hầu hết những động vật tham gia thử nghiệm vũ trụ đều có chung một con đường “không lối về”.

Thế nhưng, có bao giờ bạn tự hỏi về kết cục sau khi bước lên tàu thám hiểm của những sinh vật này không?

1. Chú chó Laika và cặp chó Belka – Strelka

Laika chính là cô chó, cũng như động vật đầu tiên được bay tới và chạm vào quỹ đạo Trái đất. Vốn là một con chó đi lạc trên đường phố Moscow, Laika vô tình được chọn để trở thành phi hành gia 4 chân của nhân loại. Vào ngày 3/11/1957, vệ tinh nhân tạo Sputnik 2 đã đưa Laika, trong bộ trang phục đặc biệt, phóng lên quỹ đạo.

Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúngCứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 2

Laika vốn chỉ là một cô chó lang thang, cho đến khi nó được mang trong mình trọng trách cực kì cao cả của ngành hàng không thế giới.

Sứ mệnh của Laika khi ấy là trở thành thử nghiệm “tiền trạm” cho chuyến bay của Yuri Gagarin vào năm 1961. Các nhà khoa học chọn chó cái bởi chúng sẽ không giơ chân khi đi tiểu như chó đực, từ đó tiết kiệm được nhiều khoảng không. Ngoài ra, họ cũng muốn thử nghiệm công nghệ cung cấp oxy và đo các tác động từ bức xạ Mặt trời tới con người.

Sputnik 2 đã ghi nhận một dấu mốc vĩ đại cho lịch sử ngành hàng không vũ trụ. Đó cũng chỉ là lần thứ 2 vệ tinh nhân tạo này được đưa lên quỹ đạo cùng một sinh vật sống. Sputnik 2 mở ra những khát khao xa hơn cho con người trong việc thám hiểm khoảng không rộng lớn bên ngoài Trái đất, nhưng đồng thời cũng giết chết phi hành gia của mình chỉ trong vòng 8 – 9 giờ đồng hồ sau khi khởi hành. Nhiệt độ tăng lên quá cao, chạm mức 400 độ C cùng sự thiếu hụt oxy lẫn nước đã khiến Laika vĩnh viễn không thể quay về mặt đất nữa.

Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 3Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 4

Quá nóng, thiếu nước và thiếu oxy đã khiến Laika hoảng sợ rồi mất mạng trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Tên lửa chở Laika vẫn bay 9 vòng quanh Trái đất nhưng không thể duy trì được sự sống của nó khoảng 10 ngày như những gì các nhà nghiên cứu hy vọng, mặc dù trong khoang có dự trữ nước và thức ăn cho chó. “Chúng tôi vốn đã dự đoán được kết cục này bởi chẳng có cách nào đưa Laika trở về. Tôi chỉ còn cách xin Laika tha thứ và bật khóc khi xoa đầu nó lần cuối.” – nhà sinh vật học người Nga Adilya Kotovskaya chia sẻ. Cái chết của Laika chỉ được tiết lộ vào năm 2002, tức là sau gần nửa thế kỉ Sputnik 2 được phóng lên vũ trụ.

Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 5Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 6

Belka và Strelka may mắn hơn Laika khi được đưa về nhà an toàn sau chuyến bay vào không gian.

3 năm sau, vào ngày 19/7/1960, nước Nga tiếp tục đưa thêm cặp đôi chó có tên Belka và Strelka vào không gian. Lần này, các nhà khoa học để để chúng trong 2 khoang chứa khác nhau, được kết nối bằng một cửa sổ trên tàu vũ trụ. Cùng với Belka – Strelka du hành vào vũ trụ khi đó là hạt giống, nấm, cây, chuột và ruồi. Thật may mắn, 2 cô chó này đã sống sót và trở lại Trái đất vào ngày hôm sau.

2. Khỉ Albert I, II, III, IV…

Vào cuối những năm 1940, nước Mỹ bắt đầu đưa khỉ lên tên lửa V-2 do loài này có hệ thống cảm nhận gần như tương đồng với con người. Ngày 14/6/1949, Albert II trở thành chú khỉ đầu tiên của thế giới được bay vào không gian. Tuy nhiên, tai nạn xảy ra và Albert II đã chết do bị kẹt dù khi bay trở lại Trái Đất. Những chú khỉ khác tiếp tục được đưa lên vũ trụ với hi vọng sẽ sống sót nếu không có lỗi nào xuất hiện. Cuối cùng, chỉ có Albert VI (tên khác là Yorick) là sống sót sau hành trình. Tuy nhiên trong lúc chờ ra khỏi khoang tàu chật hẹp, Yorick cũng tắt thở vì bị quá nhiệt.

Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 7Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 8

Khỉ rú Sam cũng là sinh vật nổi tiếng khác khi bay vào không gian trên tàu vũ trụ Little Joe-2 trong chương trình Thử nghiệm sao Thủy của Mỹ vào năm 1959. (Ảnh: NASA)

Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 9Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 10

Ngày 31/1/1961, Ham trở thành chú tinh tinh đầu tiên được đưa lên vũ trụ trong chương trình nghiên cứu không gian của Mỹ. Chuyến du hành dài 17 phút và kết thúc khá thành công. Ham được trở lại mặt đất một cách an toàn và chỉ bị một vết bầm nhỏ ở mũi.

Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 11Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 12

Rất nhiều chuyên gia phản đối việc thử nghiệm đưa động vật lên vũ trụ bởi chúng không có cấu tạo giống con người cũng như chẳng thể phản kháng trước bất kì quyết định nào.

3. Mèo Félicette

Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 13Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 14

Vào tháng 10/1963, nước Pháp đã đưa con mèo đầu tiên vào không gian. Con mèo này có tên Félicette, đã trải qua hành trình dài 15 phút trên độ cao 200km phía trên Trái đất trong một tên lửa nhiên liệu lỏng Véronique AG1. Bộ quần áo cho mèo Félicette được chế tạo đặc biệt để phù hợp với nhiệm vụ.

Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 15Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 16

Mèo Félicette vốn chỉ là phương án thay thế cho mèo Felix – vốn đã trốn thoát trong ngày diễn ra sự kiện đặc biệt.

Tuy trở về Trái đất an toàn nhưng Félicette vẫn được nuôi dưỡng vài tháng tiếp theo trong phòng thí nghiệm chương trình không gian. Sau đó, các nhà khoa học đã áp dụng cái chết nhân đạo dành cho nó để nghiên cứu những tác động tâm sinh lý từ chuyến du hành. Trước đó, họ đã cấy điện cực vào não Félicette. Nghĩa là dù có thực hiện sứ mệnh cao cả của nước Pháp hay không, Félicette vẫn chỉ có duy nhất một số phận.

4. Cá mummichog, ếch và giun

Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 17Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 18

Ngoài những sinh vật bé nhỏ như ruồi, chuột, thì một đôi cá mummichog cũng từng trở thành phi hành gia “có vây” đầu tiên khi được góp mặt trong phi vụ Skylab 3 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hồi tháng 7/1973. Đôi cá này có thể sống trong môi trường điều kiện cực hạn. Chúng có thể dựa vào ánh sáng nhân tạo để nhận biết phương hướng ngay cả khi rơi vào môi trường không trọng lực.

Trước đó 3 năm, nước Mỹ cũng thử đưa hai con ếch trâu lên quỹ đạo Trái đất để đo phản ứng của chúng đối với điều kiện không trọng lực. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa kịp thu lại kết quả gì thì tàu vũ trụ chở đôi ếch đã thất lạc giữa vùng không gian đen đặc.

Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 19Cứ nghĩ chó, mèo, khỉ vào vũ trụ là bình thường, đây mới là sự thật đầy bi thương của chúng 20

Sở hữu hệ thần kinh và hệ tiêu hóa tương tự người, giun Caenorhabditis là sinh vật gần nhất được đưa lên trạm vũ trụ ISS để thực hiện đo phản ứng.

Mặc dù vai trò của việc đưa động vật vào vũ trụ đã giảm bớt khi con người bước chân lên Mặt trăng nhưng những thử nghiệm tới sao Hỏa, sao Mộc… vẫn còn là khát khao tột bậc cùa cả thế giới. Môi trường sống tại những hành tinh xa lạ không đảm bảo cho sự tồn tại của con người, cũng như có tác động khủng khiếp lên các phi hành gia. Bởi đó, các nhà khoa học lại tiếp tục đề xuất đưa khỉ ra “tiền trạm”. Tuy nhiên, suy nghĩ này vấp phải khá nhiều phản đối của những người yêu động vật, bởi động vật vốn không có cấu tạo giống con người cũng như chẳng thể phản kháng trước bất kì quyết định nào.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang