Top 10 ứng dụng độc hại trên Android.

Google vừa phát hiện và gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng Google Play 10 ứng dụng độc hại chạy trên nền tảng hệ điều hành Android.

Theo tin tức trên tờ IBTimes, vấn đề bảo mật dữ liệu trên nền tảng hệ điều hành Android một lần nữa lại khiến người dùng trên thế giới phải suy nghĩ. Bởi hãng Google vừa công bố danh sách những ứng dụng chứa hàng ngàn mã độc, tấn công bộ nhớ, ăn cắp dữ liệu của người dùng.

Top 10 ứng dụng độc hại trên bao gồm các ứng dụng: Cake Blast, Jump Planet, Honey Comb, Crazy Block, Crazy Jelly, Tiny Puzzle, Ninja Hook, Piggy Jump, Just Fire và Eat Bubble. Ngoài ra, còn 3 ứng dụng khác cũng được hãng Google xếp vào danh sách đặc biệt nguy hiểm chỉ sau 10 ứng dụng kể trên bao gồm: Hit Planet, Cake Tower và Drag Box.


Top 10 ứng dụng độc hại trên Android.

 

 

 

Được biết, những ứng dụng độc hại trên thuộc chuỗi ứng dụng độc có tên gọi Brain Test.  Những ứng dụng này tưởng chừng như vô hại với người dùng, tuy nhiên trên thực tế khi người dùng vô tình cài đặt những ứng dụng này, chúng sẽ chiếm quyền điều khiển cao nhất trên thiết bị, điều này rất nguy hiểm bởi nó cho phép các ứng dụng độc hại vẫn có thể tồn tại trên thiết bị ngay cả khi người dùng khôi phục lại hệ thống trên máy.

Cách cuối cùng để “tổng cổ” những con ma ăn cắp dữ liệu này là người dùng phải cài đặt mới hoàn toàn nền tảng Android trên thiết bị, một điều không hề đơn giản mà không phải ai cũng làm được.

Bên cạnh đó, các ứng dụng độc hại trên còn bí mật cài đặt thêm các ứng dụng khác trên thiết bị bị lây nhiễm mà người dùng không hay biết để chiếm thêm quyền hoạt động trên thiết bị. Ngoài ra, những ứng dụng này còn âm thầm tự tạo các đánh giá ảo trên Google Play cho các ứng dụng nhất định bằng tài khoản Google của người dùng mà họ không hay biết.

Được biết, phần lớn 13 ứng dụng độc hại này chủ yếu đều là “mạo danh” dưới dạng các game nhỏ và vui nhộn nên dễ thu hút nhiều người dùng cài đặt, sau đó bị lây nhiễm ứng dụng mà không hề hay biết. Rất may mắn là vào thời điểm các ứng dụng bị Google phát hiện và loại bỏ thì số người đã cài đặt những ứng dụng độc hại này vẫn ở mức hạn chế, do vậy hậu quả do các ứng dụng này gây ra có lẽ là chưa lớn.

Theo tin tức IBTimes, mục đích của hacker đứng đằng sau chuỗi ứng dụng độc hại này đó là sẽ giúp tăng lượng cài đặt và lượng đánh giá cho những ứng dụng khác trả tiền cho chúng. Điều đáng nói là những ứng dụng độc hại này được chia sẻ công khai lên Google Play, mặc dù hãng này đã áp dụng các chính sách kiểm duyệt và thắt chặt các loại mã độc được phát tán trên kho ứng dụng của mình đã khiến cho nhiều người quan ngại về tính an toàn của “ông lớn” tìm kiếm lớn số 1 thế giới.

Video xem nhiều nhất:

 

LAG  (Theo_Đời Sống Pháp Luật)

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang