Apple trụ sở Hàn Quốc bất ngờ bị cơ quan chức năng khám xét
Đây không phải lần đầu tiên Apple bị "sờ gáy" bởi cơ quan chức năng Hàn Quốc.
Trụ sở chính của Apple tại Hàn Quốc đã bị các cơ quan Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC) bất ngờ bị các nhà phát triển ứng dụng di động khiếu nại rằng Apple đang tính phí mua hàng trên ứng dụng cao hơn so với công bố.
Các đơn khiếu nại được đệ lên bởi các nhà phát triển game mobile cho rằng Apple đang tính phí cao hơn tỷ lệ hoa hồng lên đến 33% so với 30% như đã công bố trước đây.
Như Foss Patents đã chỉ ra, Apple tính 30% giá mà người dùng phải trả cho việc mua ứng dụng hay bất kỳ dịch vụ nào trong app, và họ cũng phải trả thêm 10% thuế giá trị gia tăng (VAT), cao hơn 10% so với số tiền mà Google căn cứ vào hoa hồng 30%, chưa bao gồm VAT . Do đó, Apple đang thu 33% (30% trong tổng số 110%), chứ không phải tỷ lệ 30%.
Điều trên cũng áp dụng đối với tỷ lệ 15% cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc đăng ký trong năm đầu tiên: Các nhà phát triển ở Hàn Quốc bị tính phí 16,5% vì Apple thu hoa hồng trên tổng giá đã bao gồm VAT. Theo báo cáo, 3% bổ sung lên tới khoảng 345 tỷ won (240 triệu USD) trong giai đoạn từ 2015 đến 2020.
Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự khi mà Apple bắt đầu tính phí nhiều hơn mức công bố trên các quốc gia khác bao gồm Pháp và Ý (32,1%), Thổ Nhĩ Kỳ 35,25% và Anh (31,5%). Hiện tại Apple vẫn chưa đối mặt với bất kỳ khiếu nại về hoạt động này.
Đây không phải lần đầu tiên Apple bị "sờ gáy" bởi cơ quan chức năng Hàn Quốc. Vào tháng 8, Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) cho biết họ đã tiến hành điều tra Apple, Google và One Store kể từ ngày 17 tháng 5 để xác định xem họ có vi phạm luật thanh toán trong ứng dụng hay không. Nếu cuộc điều tra mới đây cho thấy Apple đang sai phạm, KCC có thể đưa ra lệnh phạt tiền lên tới 2% doanh thu trung bình hàng năm từ các hoạt động kinh doanh có liên quan.
Vào tháng 1, Apple đã thông báo rằng họ sẽ tuân thủ luật mới của Hàn Quốc cấm các nhà khai thác cửa hàng ứng dụng yêu cầu các nhà phát triển sử dụng hệ thống mua hàng trong ứng dụng của riêng họ. Vào cuối tháng 6, thay đổi có hiệu lực, cho phép các nhà phát triển cung cấp các hệ thống thanh toán thay thế ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Foss Patents cho rằng Apple đang hành động thiếu thiện chí khi khiến việc sử dụng các dịch vụ thanh toán thay thế trở nên vô cùng đắt đỏ. Apple tính phí hoa hồng 26% đối với các khoản thanh toán do các nhà cung cấp dịch vụ khác xử lý, có nghĩa là các nhà phát triển sử dụng bộ xử lý thanh toán của bên thứ ba ở Hàn Quốc sẽ có tổng chi phí cao gấp đôi so với khi họ sử dụng các giao dịch mua hàng trong ứng dụng của Apple.
Bài cùng chuyên mục