Bruce Willis phủ nhận thông tin bán khuôn mặt của mình cho công nghệ Deepfakes

Quân Kít

Đại diện của Bruce Willis phủ nhận tuyên bố rằng anh ta đã bán vẻ ngoài của mình cho một công ty deepfake.

Trong những ngày gần đây, nhiều thông tin cho rằng nam tài tử điển ảnh Bruce Willis đã trở thành ngôi sao Hollywood đầu tiên bán quyền sử dụng khuôn mặt của mình cho công ty Deepfake của Mỹ. Điều này sẽ giúp gương mặt của Bruce Willis liên tục xuất hiện lên các trang quảng cáo mà ông không cần phải có mặt trên phim trường để quay. 

Xem thêm: FBI cảnh báo nhiều tội phạm sử dung deepfakes trong các cuộc phỏng vấn online

Tuy nhiên, theo The Hollywood Reporter thì mới đây Bruce Willis đã phủ nhận mọi thông tin về việc bán khuôn mặt của mình cho Deepfake. Đại diện Deepfake cho biết bản quyền hình ảnh của nam tài tử điện ảnh không thể nào bán được cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Bất kỳ những gì liên quan tới nam diễn viên phải được thực hiện thông qua đại diện của Willis tại CAA. Willis đã hợp tác với công ty để tạo ra một phiên bản "song sinh" thực tế ảo trong một quảng cáo vào năm 2021 và "bất kỳ việc sử dụng tương tự nào trong tương lai sẽ tùy thuộc vào Willis."

Deepfake sử dụng cùng một loại công nghệ được sử dụng trong loạt phim "Chiến tranh giữa các vì sao" để tái tạo các phiên bản trẻ của các diễn viên, bao gồm cả Mark Hamill, và để tạo ra các phiên bản thực tế ảo của Carrie Fisher sau khi cô qua đời. Mới tuần trước, James Earl Jones đã phê duyệt việc tái tạo giọng nói của mình cho AI trong các dự án tương lai khi sắp nghỉ hưu.

Xem thêm: Deepfake, công nghệ có ích hay mối nguy hại của thế giới? 

Vào tháng 3, Willis, 67 tuổi, được chẩn đoán mắc chứng mất ngôn ngữ, một chứng rối loạn ngôn ngữ xuất phát từ tổn thương não ảnh hưởng đến khả năng hiểu ngôn ngữ viết và nói và giao tiếp. 

Trang Engadget báo cáo rằng trước đó Willis cũng đã làm việc với Deepfake trong một quảng cáo năm 2021 cho công ty viễn thông Megafon của Nga, trong đó khuôn mặt của nam tài từ được đổi thành diễn viên Konstantin Solovyov. Các kỹ sư đã sử dụng các cảnh trong phim Die Hard và Fifth Element để tạo ra một nhân vật giống Willis sống trên nền tảng AI của công ty. 

Deepfake là một công nghệ mới và tràn lan khắp mọi nơi mà ai cũng có thể sử dụng được. Đặc biệt là trên mạng xã hội, nơi mà nhiều tin tặc truyền bá thông tin sai lệch. Đây cũng là công nghệ được lạm dụng để sản xuất nội dung khiêu dâm mà không có sự cho phép của nạn nhân. với những người nổi tiếng cũng như những người bình thường và có thể nói Deepfake là công nghệ mang lại nhiều mối nguy hại cho toàn cầu.

 

Bài cùng chuyên mục