Việc sử dụng thiết bị đeo chưa được cấp phép để theo dõi lượng đường trong máu có thể gây nguy hiểm cho người dùng, đặc biệt là người có tiền sử bệnh tiểu đường.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra cảnh báo tới mọi người không nên sử dụng "đồng hồ thông minh" hoặc thiết bị đeo được quảng cáo có tính năng theo dõi lượng đường trong máu.
Theo FDA, các thiết bị như đồng hồ thông minh hay nhẫn thông minh nhằm mục đích tự đo hoặc ước tính thông số đường huyết đều chưa được Cục cấp phép hoặc qua phê duyệt.
Cơ quan này cũng cho biết, việc đo đường huyết từ các thiết bị đeo không chính xác có thể dẫn đến sai sót trong quản lý bệnh tiểu đường, bao gồm dùng sai liều insulin, sulfonylurea hoặc các loại thuốc khác có thể làm giảm đường huyết nhanh chóng.
FDA cũng lưu ý rằng họ chưa bao giờ chứng nhận bất kỳ thiết bị nào có khả năng đo lượng đường trong máu mà không cần xuyên qua da. Tuy nhiên, nhiều công ty công nghệ được cho là đang nghiên cứu khả năng này.
Nhiều thông tin trước đó cho rằng, Apple đang trong giai đoạn phát triển loạt tính năng sức khỏe mới cải tiến cho dòng Apple Watch của mình, bao gồm công nghệ theo dõi đường huyết mới sử dụng ánh sáng không xâm lấn chiếu qua da của người dùng để phát hiện nồng độ glucose. Tính năng này được quảng cáo là một công cụ không điều trị, không chẩn đoán dành cho những người chưa mắc bệnh tiểu đường.
Vào tháng 1, Samsung đã công bố kế hoạchkhám phá tính năng theo dõi đường huyết không xâm lấn tương tự cho dòng thiết bị đeo của mình, bao gồm cả Galaxy Swatch.
Hiện tại, thiết bị đeo duy nhất được FDA chứng nhận để đo lượng đường trong máu là thiết bị theo dõi lượng đường trong máu liên tục (CGM), chẳng hạn như Dexcom G7