Cả ba công ty công nghệ lớn của Mỹ bị EU điều tra và đối mặt với mức phạt nặng vì không tuân thủ Đạo luật Thị trường kỹ thuật số.
Các công ty công nghệ lớn Apple, Google và Meta đang phải đối mặt với cuộc điều tra từ các cơ quan quản lý chống độc quyền của Liên minh Châu Âu vì vi phạm luật mới của EU về thị trường kỹ thuật số, theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số mới có hiệu lực từ ngày 7 tháng 3.
Theo thông báo, Ủy ban Châu Âu đã mở năm cuộc điều tra riêng biệt để xem xét các hoạt động kinh doanh của Apple, Google và Meta, có thể vi phạm các quy định của DMA về cạnh tranh công bằng. Cuộc điều tra này sẽ xem xét các chính sách hạn chế "chống chỉ đạo" của Apple và các quy tắc của Alphabet về Google Play và Google Search.
Theo đó, Alphabet đang phải đối mặt với điều tra về việc liệu công ty có thực hiện ưu tiên kết quả tìm kiếm cho sản phẩm của chính công ty mình, như Google Shopping.
Apple cũng đang bị điều tra về việc liệu họ có cho phép người dùng dễ dàng thay đổi các cài đặt mặc định và chọn lựa các dịch vụ thay thế dịch vụ mặc định trên iOS hay không. Điều này bao gồm trình duyệt web và công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, cơ cấu về thu phí và các điều khoản trong cửa hàng ứng dụng của Apple cũng đang được xem xét để xác định xem chúng có tuân thủ đầy đủ DMA hay không.
Cuộc điều tra cuối cùng sẽ tập trung vào mô hình "trả tiền hoặc chấp thuận" của Meta cho Facebook và Instagram. Trước đó, công ty đã mở gói thuê bao tại châu Âu, cho phép người dùng trả 10 euro mỗi tháng để truy cập mạng xã hội mà không có quảng cáo. Tuy nhiên, EU lo ngại rằng mô hình này không đảm bảo quy định về dữ liệu cá nhân, trong trường hợp người dùng chọn không trả tiền. Điều này có thể dẫn đến vấn đề về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của người dùng.
DMA được ra mắt vào tháng 11 năm 2022 và có hiệu lực hoàn toàn vào ngày 7 tháng 3 năm 2024. Đạo luật này được thiết kế để tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng trên thị trường kỹ thuật số, nơi mà các công ty công nghệ lớn đã thống trị từ lâu.
Ủy viên Cạnh tranh EU Margrethe Vestager đã cảnh báo rằng các công ty bị phát hiện vi phạm luật công nghệ sẽ phải đối mặt với mức phạt có thể lên đến 10% doanh thu toàn cầu của công ty và 20% nếu tái phạm.
Gần đây, Apple cũng phải chịu mức 1,95 tỷ USD của EU vì hạn chế các nhà phát triển ứng dụng đề xuất dịch vụ đăng ký nhạc rẻ hơn cho người dùng iOS. Apple bị cáo buộc đã áp đặt các khoản phí cao hơn và tạo ra một trải nghiệm người dùng kém an toàn hơn, không linh hoạt.