Robot dễ dàng trở thành "siêu đầu bếp" sau vài video hướng dẫn nấu ăn

Các nhà nghiên cứu đang sử dụng mạng thần kinh và thị giác máy tính để thử nghiệm xem một ngày nào đó, robot thực sự có thể thay thế các "siêu đầu bếp" để chế biến món ăn hay không. 

Trở lại năm 2015, một công ty có tên Moley Robotics đã giới thiệu một robot có thể nhặt các dụng cụ nhà bếp và chuẩn bị thức ăn không thua gì một đầu bếp chuyên nghiệp. Vào năm 2020, các nhà hàng như White Castle đã bắt đầu thử nghiệm robot nấu ăn "Flippy" để tự động hóa quy trình lật bánh tại một số địa điểm.

Cho đến tận ngày nay, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge vừa cho ra mắt một "đầu bếp" robot có thể học công thức nấu ăn bằng cách phân tích các video về món ăn.

Sau khi được xem và phân tích 8 công thức làm salad khác nhau từ video, robot mới có thể xác định chính xác các công thức đang được chuẩn bị trong 93% thời gian và có thể xác định 83% các hành động cần thiết để chuẩn bị chúng.

Robot dễ dàng trở thành "siêu đầu bếp" sau vài video hướng dẫn nấu ăn

Các nhà nghiên cứu đã cung cấp cho hệ thống tổng cộng 16 video trình diễn với các thay đổi nhỏ trong công thức và sử dụng một số mạng thần kinh có sẵn công khai để chuyển đổi chúng thành một loạt nhiệm vụ mà robot có thể thực hiện.

Mỗi khung hình video được phân tích bằng mạng OpenPose và YOLOv5m để phát hiện bàn tay của đầu bếp, nguyên liệu và đồ dùng liên quan. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp thống kê được gọi là mô hình Markov ẩn (HMM) để phân biệt chuỗi hành động cùng với độ dài cũng như tỷ lệ thành phần của chúng.

Điều thú vị là robot có thể phát hiện khi một công thức có định lượng lớn hơn do lỗi của con người. Khi các nhà nghiên cứu cung cấp cho hệ thống một video trình diễn công thức thứ chín thực sự khác biệt so với các công thức khác, robot đã có thể xác định chính xác công thức đó là công thức mới.

Điều đáng chú ý là các nhà nghiên cứu đã tự quay các công thức nấu ăn và không sử dụng bất kỳ hiệu ứng chuyển tiếp hoặc cắt nhanh nào thường thấy đối với các công thức được đăng trên các nền tảng như YouTube hoặc TikTok. Có một lý do chính đáng cho điều đó, vì robot cần có cái nhìn rõ ràng về các thành phần liên quan và sẽ không thể theo dõi các chuyển động nhanh như vậy.

Robot dễ dàng trở thành "siêu đầu bếp" sau vài video hướng dẫn nấu ăn

Grzegorz Sochaki, một trong những kỹ sư tham gia dự án, giải thích rằng việc lập trình một robot để chế biến nhiều loại món ăn là một nhiệm vụ to lớn. Theo thời gian, Sochaki và nhóm của ông hy vọng các đầu bếp robot sẽ có thể học các công thức nấu ăn một cách nhanh chóng và dễ dàng từ các video được đăng trên mạng xã hội.

Mặc dù ngày càng có nhiều lo ngại rằng đầu bếp robot có thể sớm thay thế con người trong nhà bếp của nhà hàng bằng cách sử dụng chatbot AI, tuy nhiên điều đó thật sự là không thể.

Robot Moley được cho là những "siêu đầu bếp" hoạt động bằng cơ học, nhưng lại thiếu xúc giác, vị giác và khứu giá. Đây là những điều cần thiết để một nhà hàng có thể hoạt động. Đồng thời, con người cũng phải sắp xếp trước các nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị một cách tỉ mỉ và giám sát liên tục trong quá trình nấu thực tế. Ngoài ra, hầu hết các nhà hàng sẽ không vội chi 338.000 USD cho một đầu bếp robot cần nhiều sự trợ giúp của con người để trở vận hành trong giờ cao điểm.

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang