Có thể nói việc cáp quang biển bị gặp sự cố là điều không mấy lạ lẫm với người dùng mạng tại Việt Nam. Nhiều lúc sự cố đứt cáp có thể xảy ra ở 2 3 tuyến cáp quang khác nhau và sau khi khắc phục xong thì tuyến cáp khác lại đứt. Thì để giải thích nguyên nhân tại sao Cáp Quang biển liên tục đứt thì mời bạn cùng xem qua bài viết dưới đây nhé
Tại sao Cáp Quang Biển lại liên tục gặp sự cố ?
Trong môi trường bình thường thì việc mà cáp quang biển gặp sự cố không phải là điều hiếm gặp và ở nhiều khu vực trên thế giới thì tần suất xảy ra tình trạng này còn cao gắp nhiều lần so với Việt Nam.
Theo đó chúng ta nên nhìn sơ qua cấu tạo của cáp quang ngầm dưới biển như sau:
Cáp quang biển là một loại cáp viễn thông cấu tạo bằng nhựa hoặc thủy tinh, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Cáp quang mỏng và dài thành phần chỉ là sợi thủy tinh trong suốt có đường kính chỉ bằng 1 sợi tóc. Được sắp trong bó gọi là cáp quang. Cáp quang được sử dụng với mục đích truyền tín hiệu ở khoảng cách rất xa. Cấu tạo của cáp quang gồm dây dẫn trung tâm làm từ sợi thủy tinh hoặc plastic đã được chế biến để cho phép việc truyền dẫn tín hiệu bằng đường quang một cách tối đa. Sợi quang còn được tráng 1 lớp lót để phản chiếu những tín hiệu được truyền bên trong. Về mặt cấu tạo cáp quang biển cũng có những bộ phận chính như:
- +Cladding: Vật chất quang bên ngoài bao bọc lõi giúp phản xạ ánh sáng trở lại vào lõi.
- +Buffer coating: Lớp phủ dẻo bên ngoài có tác dụng bảo vệ sợi không bị hỏng và ẩm ướt
- +Core: Trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi
- +Jacket: gồm hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó gọi là Cáp quang. Những bó này được bảo vệ bởi lớp phủ bên ngoài của cáp, lớp phủ này được gọi là jacket.
Cấu tạo mỏng manh như vậy nhưng bạn nghĩ rằng Cáp Quang biển được đặt trong hệ thống ống ngầm kỹ càng thì là suy nghĩ rất sai lầm. Cáp quang tuyến biển có chiều dài lên đến hàng chục ngàn KM và chúng được thiết kế theo phong cách tăng sức chịu đựng ở gần bờ và rất mỏng mang khi ở ngoài khơi xa.
Trên thực tế thì khi ra đã ra tới khúc biển xa thì những sợi dây cáp quang biển này chỉ được đặt trần ở ngay trên nền cát dưới biển mà thôi. Khi ở gần bờ thì những tuyến cáp quang này mới được gia cố 1 cách mạnh mẽ nhất chủ yếu là để tránh các hoạt động hàng hải diễn ra ngay khúc nước nông. Việc bất chợt có 1 mỏ neo nào đó của tàu biển đang rà đáy và móc phải tuyến cáp cũng có thể gây hư hại rất cao.
Dù cáp quang biển đã được gia cố nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc rất dễ bị đứt nếu có mỏ neo của 1 con tàu chở hàng lên đến vài chục nghìn tấn móc phải.
Gần như 70% lý do cho việc cáp quang bị đứt hoặc gặp sự cố trên biển là do mỏ neo của các tàu bè và hoạt động đánh bắt cá của con người gây ra. Vì lý do đó mà gần như các vụ đứt cáp hoặc cáp quang biển gặp sự cố chỉ có thể xảy ra ở 1 số khu vực nhất định.
Liên tưởng với điều đó thì mục nước ở vùng biển Đông của Việt Nam tương đối nông nhất là khu vực Vũng Tàu với tuyến cáp AAG đang được lắp đặt tại đây. Vũng Tàu cũng là nơi có số lượng tàu bè với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và đánh bắt hải sản rất lớn. Chính điều này khiến cho tuyến AAG tại đây rất dễ bị đứt do mỏ neo của tàu thuyền.
30% các ;ý do cho việc đứt cáp thường là do sự phá hoại của con người hoặc ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai tự nhiên như động đất, núi lửa ngầm,...
Cho đến thời điểm này thì gần như không có biện pháp nào khả thi để ngăn chặn sự cố trên cáp quang biển và thứ duy nhất chúng ta có thể làm đó nối sửa mỗi khi cáp quang bị đứt.