Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc sau khi hai Big Tech của quốc gia này là Baidu và Alibaba ra mắt công nghệ bot AI nhằm cạnh tranh với thị trường Mỹ.
Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC), cơ quan quản lý internet của Trung Quốc, đã đề xuất các quy tắc mới nhàm quản lý các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT của OpenAI.
Động thái của CAS diễn ra ngay sau khi hai công ty công nghệ lớn nhất của đất nước là Baidu và Alibaba ra mắt công nghệ bot AI của họ để cạnh tranh với thị trường Mỹ.
“Trung Quốc ủng hộ đổi mới độc lập, phổ biến và ứng dụng cũng như hợp tác quốc tế các công nghệ cơ bản như thuật toán và khuôn khổ AI,” CAC cho biết trong dự thảo quy định được công bố trên trang web của mình.
“Cơ quan cũng khuyến khích việc sử dụng ưu tiên các phần mềm, công cụ, máy tính và tài nguyên dữ liệu an toàn và đáng tin cậy.”
CAC sẽ yêu cầu các doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tài liệu do dịch vụ tạo ra và buộc họ phải trải qua đánh giá an ninh của chính phủ trước khi cung cấp dịch vụ AI.
Theo WSJ, quy định được liệt kê bao gồm các nội dung do các dịch vụ AI không đưa ra các thông tin sai lệch, khuyến khích ly khai hoặc gây rối trật tự.
AI thách thức công nghệ trên toàn cầu
Các quy định được đề xuất nêu rõ rằng các doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu người dùng và dữ liệu được các nhà phát triển sản phẩm AI sử dụng để đào tạo hệ thống của họ phải tuân thủ các yêu cầu pháp lý của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bất chấp những hạn chế của Mỹ trong việc mua chất bán dẫn tiên tiến cần thiết để đào tạo các mô hình AI và các quy định kiểm duyệt nghiêm ngặt của Trung Quốc, những gã khổng lồ internet Trung Quốc như Alibaba, SenseTime, Baidu và Huawei đang tiến hành các kế hoạch tích hợp AI vào dịch vụ của họ.
Alibaba đã phát hành Tongyi Qianwen, một mô hình ngôn ngữ lớn mà họ dự định tích hợp vào các sản phẩm như công cụ tìm kiếm, trợ lý giọng nói, giải trí và thương mại điện tử.
Một dịch vụ giống như ChatGPT có tên là SenseChat và một bộ ứng dụng được xây dựng trên SenseNova, một hệ thống mô hình AI khá lớn, đều được phát hành bởi SenseTime.
Các dịch vụ dựa trên Pangu, một nhóm các mô hình AI lớn mà Huawei đã tạo ra vào năm 2019, hiện có sẵn cho các khách hàng doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm tài chính, dược phẩm và khí tượng.
Tháng trước, Baidu, được mệnh danh là "Google của Trung Quốc" đã công bố ERNIE Bot, Chatbot tươn tự như ChatGPT nhưng với nhiều tính năng mới hơn.
Trên toàn cầu, các chính phủ đang tranh luận về việc liệu và làm thế nào để điều chỉnh thế hệ công cụ trí tuệ nhân tạo đang "mọc lên như nấm" trong thời gian gần đây.
"AI là một thách thức đối với quản trị toàn cầu", You Chuanman từ Đại học Hồng Kông Trung Quốc, một chuyên gia về quy định công nghệ, cho biết. "Các chính phủ từ các quốc gia khác nhau nên làm việc cùng nhau để đưa ra một tiêu chuẩn toàn cầu."